Vay ngân hàng hiện là tình trạng diễn ra khá phổ biến trong mọi xã hội. Cùng với nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng ngày càng tăng cao, hoạt động vay tiền cũng diễn ra sôi động với các hình thức cho vay đa dạng. Nhưng kéo theo đó cũng là những trường hợp người vay mất khả năng thanh toán. Từ đó, dẫn tới nợ quá hạn với ngân hàng. Do đó, trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện để có quyết định vay chính xác bạn nhé!
Nợ ngân hàng quá hạn là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện, hãy tìm hiểu về thuật ngữ nợ ngân hàng quá hạn là gì. Hiểu một cách ngắn gọn, đây là việc người đi vay tại ngân hàng và không thể trả nợ đúng thời hạn đã thỏa thuận ban đầu. Trên thực tế, nhiều ngân hàng sẽ có chính sách linh động cho khách hàng chậm thanh toán khoảng một tuần trở lại. Nếu vẫn không thể giải quyết, người vay sẽ bị lâm vào tình trạng nợ quá hạn. Đồng thời, phải đối mặt với nguy cơ bị khởi kiện.
Những khoản nợ ngân hàng thường gặp nhất
Tùy theo mục đích của từng cá nhân, tổ chức và hộ gia đình mà từng chủ thể sẽ có hình thức vay ngân hàng khác nhau. Một số khoản nợ ngân hàng thường gặp hiện nay có thể kể tới:
- Vay tín chấp
- Vay thấu chi
- Vay trả góp
- Vay thế chấp
Nợ ngân hàng bao lâu sẽ trở thành quá hạn?
Cho vay tiền là hoạt động cấp tín dụng mà ngân hàng có thể thực hiện. Theo đó, ngân hàng sẽ giao hoặc cam kết giao với bên đi vay một khoản tiền. Số tiền này sẽ do bên đi vay sử dụng vào mục đích xác định trong thời gian nhất định. Đảm bảo đúng theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Trong đó, hợp đồng cho vay sẽ ghi nhận sự thỏa thuận giữa đôi bên về khoản tiền cho vay. Mục đích sử dụng tiền vay, thời hạn và lãi suất cho vay. Quyền cùng nghĩa vụ của các bên, điều khoản về giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, điều khoản về nghĩa vụ của bên vay cũng sẽ quy định rõ thời hạn thanh toán đầy đủ và đúng hạn toàn bộ nợ (gốc, lãi) cho phía ngân hàng.
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà bên vay không trả được đúng hạn theo thỏa thuận, không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời gian trả nợ. Khi đó, bên vay sẽ được ngân hàng thông báo về việc chuyển nợ quá hạn này.
Nợ ngân hàng bao lâu không trả sẽ bị khởi kiện?
Dưới góc độ pháp lý, nợ ngân hàng quá hạn bên vay có thể bị ngân hàng kiện ra tòa. Từ đó, yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng thỏa thuận đã ký kết cùng nhau. Pháp luật sẽ không quy định cụ thể việc nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện nếu chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hoặc trường hợp trong hợp đồng cho vay cũng không ghi nhận cụ thể thời điểm phát sinh quyền này. Mà thực tế sẽ phụ thuộc vào thiện chí giải quyết vấn đề của bên đi vay.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng. Thời hạn sẽ là 3 năm kể từ ngày bên cho vay có quyền yêu cầu biết/phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm.
Quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quyền khởi kiện vụ án, cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền tự mình/thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Mục đích là yêu cầu bảo vệ quyền cùng lợi ích hợp pháp của mình.
Vậy nên, nếu cá nhân và tổ chức nợ quá hạn ngân hàng trong 3 năm, kể từ ngày tới hạn thanh toán mà không trả nợ. Các cá nhân và tổ chức đi vay sẽ bị ngân hàng khởi kiện. Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho ngân hàng. Trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận trong hợp đồng khác.
Các biện pháp phòng ngừa việc bị khởi kiện vì nợ ngân hàng
Quản lý tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp hiệu quả
Để tránh việc bị khởi kiện vì nợ ngân hàng, việc quản lý tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp một cách hiệu quả đóng vai trò quan trọng. Bằng cách thiết lập và duy trì một ngân sách rõ ràng, bạn có thể tạo ra một cơ sở vững chắc cho việc quản lý tài chính. Theo dõi và đánh giá các khoản chi tiêu sẽ giúp bạn tránh việc vượt quá khả năng tài chính. Và từ đó xác định rõ ràng ưu tiên trong việc thanh toán nợ. Điều này cũng giúp bạn thực hiện một kế hoạch chi trả nợ có tổ chức. Tối ưu hóa khả năng thanh toán và tránh tình trạng nợ quá tải.
Thương lượng với ngân hàng khi gặp khó khăn về thanh toán
Khi đối diện với khó khăn về thanh toán, việc thiết lập liên lạc và thương lượng kịp thời với ngân hàng rất quan trọng. Việc này có thể bao gồm việc thảo luận về các tùy chọn linh hoạt, chương trình giảm nợ,… Hoặc các kế hoạch trả nợ linh hoạt hơn. Bằng cách tìm kiếm khả năng gia hạn hoặc điều chỉnh điều khoản, bạn có thể đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình tài chính của mình. Qua đó, ngăn chặn kịp thời tình trạng nợ trở nên không kiểm soát.
Tìm kiếm các phương án tái cấu trúc nợ hoặc tái định cư nợ
Ngoài ra, việc tìm hiểu và áp dụng các phương án tái cấu trúc nợ hoặc tái định cư nợ cũng là một chiến lược thông minh. Bạn có thể tìm hiểu các chương trình có sẵn từ ngân hàng. Hoặc tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tài chính hay luật sư để hiểu rõ hơn về các lựa chọn và cách áp dụng chúng. Điều này giúp bạn xác định được giải pháp tối ưu nhất. Từ đó, quản lý và giảm thiểu tình trạng nợ một cách hiệu quả hơn.
Trên đây là câu lời chi tiết cho vấn đề nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện? Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Qua đó, giúp bạn giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong lĩnh vực tài chính, vay vốn ngân hàng!