Trong các loại dịch vụ ngân hàng hiện nay, sử dụng thẻ ngân hàng được nhiều người quan tâm và chọn lựa nhất. Đây là một loại hình dịch vụ tân tiến, có ích cho sự lưu thông tiền tệ của quốc gia và tính thuận tiện cao. Chúng ta thường dùng thẻ để rút tiền từ máy ATM hoặc chuyển tiền, nhận tiền. Tuy nhiên, có một vài điều về các loại thẻ ngân hàng mà khách hàng không bao giờ biết. Cùng ohay.vn khám phá nhé!
>>> Xem ngay
- Đầu Tư Chứng Khoán Cực Kì An Toàn Tại 5 Sàn Chứng Khoán Ở Hà Nội
- Top 5 Sàn Chứng Khoán Ở Tp HCM Uy Tín Và Chất Lượng Nhất
- 7 Kinh Nghiệm Đầu Tư Chứng Khoán Với 100 Triệu Của Người Thành Đạt
1. Số Thẻ Ngân Hàng Khác Với Số Tài Khoản Thanh Toán – Các Loại Thẻ Ngân Hàng Nên Có
Thông thường, khi làm thẻ, nhiều bạn có thể bỏ qua một tờ giấy ghi số tài khoản, chi nhánh ngân hàng nơi mở tài khoản. Số thẻ trên ATM không đại diện hoàn toàn cho tài khoản mà bạn mở. Đa phần các thẻ ATM để rút tiền tại Việt Nam đều liên kết qua một tài khoản thanh toán. Đây là tài khoản thường không tính lãi suất hàng tháng, hoặc lãi suất không kỳ hạn ở mức thấp nhất của ngân hàng trên các loại thẻ ngân hàng. Nếu có ai hỏi bạn số tài khoản để chuyển tiền, trong khi bạn chỉ có thẻ ATM trong tay thì có thẻ ra ngân hàng hoặc gọi lên tổng đài để hỏi rõ về số tài khoản và chi nhánh ngân hàng.
Các ngân hàng Việt Nam đều có quy tắc riêng trong việc đưa ra một con số tài khoản nhất định. Một số cấu trúc cơ bản như:
- Vietcombank: số tài khoản gồm 13 số, trong đó 3 số đầu đại diện cho 1 chi nhánh ngân hàng. Chẳng hạn 007 là chi nhánh Tp.HCM, 044 là chi nhánh Tân Bình. VD: 007 100 1234567
- Vietinbank: số tài khoản với cấu trúc bao gồm 711A ở đầu và 8 số phía sau. VD 711A 123456789
- Techcombank: số tài khoản gồm 14 số, trong đó 3 số đầu đại diện cho 1 chi nhánh ngân hàng. Điển hình 102 là chi nhánh Tp.HCM, 196 là chi nhánh Ba Đình – Hà Nội… Ba số cuối là một dãy số ngẫu nhiên từ 001 đến 999. VD 102 12345678 001
2. Trường Hợp Số Thẻ Ngân Hàng Cũng Là Số Tài Khoản Thanh Toán – Các Loại Thẻ Ngân Hàng
Tuy nhiên, không phải bất kỳ thẻ ngân hàng nào cũng như vậy. Những loại thẻ trả trước thì số thẻ cũng là số tài khoản. Loại thẻ này thường không chính chủ. Bạn có thể mua nó dễ dàng ở một vài ngân hàng và tặng cho người khác một cách lịch sự, hiện đại. Người được tặng có thể cà thẻ để chi tiêu, rút tiền hoặc thậm chí có thể thanh toán online (gắn thẻ vào tài khoản Apple iTunes, Google… để mua phần mềm có bản quyền).
Loại thẻ VISA/MasterCard trả trước của ACB có số thẻ dùng chung với số tài khoản. Trong khi ngân hàng này cũng đưa ra một lựa chọn truyền thống là thẻ ghi nợ. Bao gồm số tài khoản và số thẻ riêng.
3. Ý Nghĩa Của Những Con Số Trên Thẻ Ngân Hàng – Các Loại Thẻ Atm
Hầu hết các thẻ ngân hàng đều có số có 16 chữ số (đôi khi là 13 hoặc 19 chữ số). Chữ số đầu tiên là số nhận dạng số hệ thống (4 – VISA, 5 – MasterCard). 5 chữ số tiếp theo đại diện cho ngân hàng phát hành. Vì vậy, chỉ 6 chữ số sẽ cung cấp cho bạn thông tin về loại thẻ ngân hàng, hệ thống và ngân hàng phát hành thẻ. 9 chữ số tiếp theo mới thực sự cần thiết cho ngân hàng vì chúng xác định chủ sở hữu thẻ.
4. Số Cuối Cùng Và Sự Kì Diệu Của Các Con Số – Các Loại Thẻ Ngân Hàng Phổ Biến
Số thẻ được xác định bằng 9 đến 15 chữ số. Chúng được tạo bởi một thuật toán đặc biệt. Khả năng mà 7 con số giống nhau trên 2 thẻ khác nhau là cực kỳ thấp vì số lượng sắp xếp có thể có 7 chữ số nhiều hơn dân số hiện tại trên toàn cầu. Số cuối cùng (số kiểm tra) được tính toán dựa trên thuật toán Luhn. Những con số này ngăn chặn những sai lầm không mong muốn nếu thanh toán viên gõ trên máy tính. Bạn cũng có thể dễ dàng kiểm tra thuật toán Luhn trên thẻ ngân hàng của bạn.
5. Mặt Sau Của Thẻ Ngân Hàng – Ý Nghĩa Số Trên Thẻ Ngân Hàng
Ở phía mặt sau của thẻ, có một biện pháp bảo mật khác: mã CVV (đối với thẻ VISA) và mã CVC (dành cho MasterCard). Trong cả hai trường hợp, CV là viết tắt của Card Verification – Xác minh thẻ. Mã này dùng để xác minh thẻ của bạn.
CVV trên các loại thẻ ngân hàng cho phép bạn thực hiện các giao dịch mà không cần thẻ thực, ví dụ như khi thanh toán trực tuyến. Sử dụng mã này bạn có thể thực hiện giao dịch từ xa. Giống như mã PIN, bạn không nên để lộ hoặc nói cho bất kỳ ai, đặc biệt nếu ai đó yêu cầu bạn cung cấp.
6. Dùng Ánh Sáng Tia Cực Tím Để Kiểm Tra Thẻ Ngân Hàng – Loại Thẻ Ngân Hàng
Rất ít người biết rằng thẻ ngân hàng được bảo vệ theo cách giống như tiền thông thường. Ví dụ, với hình/ chữ in chìm trên thẻ có thể được nhìn thấy khi chiếu ánh sáng cực tím. Ví dụ, trên thẻ VISA, bạn sẽ thấy chữ “V” còn trên thẻ MasterCard có chữ “M” và “C” và trên American Express bạn có thể tìm thấy một con đại bàng.
7. Thẻ Tín Dụng Hoặc Thẻ Ghi Nợ – Review Các Loại Thẻ Ngân Hàng
Thẻ ngân hàng có thể là thẻ ghi nợ hoặc tín dụng. Sự khác biệt chính giữa hai loại thẻ này là số tiền trên tài khoản thuộc về. Nó có thể là của ngân hàng hoặc khách hàng. Thẻ tín dụng thường được phát hành ngoài thẻ ghi nợ. Chỉ cần nhớ rằng ngân hàng không có quyền phát hành thẻ tín dụng cho bạn nếu không có sự cho phép của bạn.
Thẻ thấu chi là sự thỏa hiệp giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Thẻ thấu chi cho phép bạn sử dụng nhiều tiền hơn số tiền bạn có trong tài khoản của mình. Nhưng giới hạn thường thấp hơn thẻ tín dụng.
8. Phạm Vi Sử Dụng Các Loại Thẻ Ngân Hàng – Tìm Hiểu Thẻ Ngân Hàng
Sẽ có hai loại phạm vi sử dụng với các loại thẻ ngân hàng mà bạn cần quan tâm.
- Nội địa (trên thẻ không có logo của tổ chức phát hành thẻ): Chỉ có thể thanh toán/mua hàng trong lãnh thổ Việt Nam.
- Quốc tế (trên thẻ sẽ có thêm logo của tổ chức phát hành thẻ): có thể thanh toán/mua hàng tại các quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam. Với phạm vi sử dụng quốc tế, bạn hoàn toàn được hưởng các ưu đãi giảm giá đến từ tổ chức phát hành thẻ VISA/MasterCard… quanh năm (thẻ nội địa không có lợi thế này).
Ví dụ: Thẻ MasterCard thường khuyến mãi để quảng cáo hình ảnh của hãng thẻ vào các dịp lễ. Khách hàng sẽ rất dễ bắt gặp dòng chữ này trên website Zalora: thanh toán bằng MasterCard, bạn sẽ được giảm giá thêm 10%.
9. Hạn Mức Sử Dụng Các Loại Thẻ Ngân Hàng – Các Loại Thẻ Ngân Hàng
Ngoài ra, một số loại thẻ ngân hàng đặc biệt sẽ có hạn mức sử dụng riêng:
- Thẻ tín dụng: Là loại thẻ dựa trên thu nhập hàng tháng của khách hàng mà các ngân hàng sẽ cấp trước cho bạn một hạn mức thanh toán (từ 10 – 100 triệu). Vì vậy, đặc điểm cơ bản của thẻ tín dụng là chi tiêu trước, thanh toán sau.
- Thẻ nội địa/ghi nợ quốc tế : khách hàng chỉ có thể chi tiêu trong số tiền có sẵn trong tài khoản thanh toán của mình. Đối với thẻ trả trước, bạn sẽ nạp vào thẻ một số tiền trước. Bạn sẽ được quyền chi tiêu trong phạm vi số tiền này. Thẻ ATM trả trước không cần liên kết với tài khoản thanh toán cá nhân. Khi cần thiết bạn sẽ nộp tiền vào thẻ và chi tiêu trong vòng số tiền nộp trước này.
10. Phí Mở Thẻ – Quy Định Về Các Thẻ Ngân Hàng
Thẻ ATM/thẻ ghi nợ nội địa thường được miễn phí mở thẻ. Đặc trưng của thẻ này là sẽ liên kết với tài khoản thanh toán. Tùy từng trường hợp, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn nộp số tiền tối thiểu vào các loại thẻ ngân hàng khoản thanh toán của bạn. Phí sẽ giao động từ 50.000-200.000. Ví dụ đơn giản, Ngân hàng ACB tài khoản thanh toán của bạn lúc nào cũng phải có số dư trên 100,000 VND.
Thẻ trả trước/thẻ ghi nợ quốc tế lại áp dụng khách hàng đầu tiên phải đóng phí thường niên khi mở thẻ. Những ngân hàng cũng luôn thường xuyên tổ chức các chương trình miễn phí thường niên năm đầu. Chi phí thường niên sẽ trong khoảng dao động cũng tùy theo ngân hàng (có vốn quốc doanh, cổ phần hoặc nước ngoài) và hạng thẻ (classic, platinum…)
Hiện nay người dùng ở các nước trên thế giới có xu hướng ưu tiên sử dụng Ngân hàng số. Với những tính năng tiện lợi thay cho các ngân hàng truyền thống. Trong thời gian gần nhất, một công nghệ thẻ mới vừa ra đời dẫn đến người dùng rất quan tâm. Đó là ngân hàng số thế hệ mới đầu tiên. Với Ngân hàng số này bạn sẽ không phải tốn một chi phí nào khi mở tài khoản thanh toán và phí mở thẻ hoàn toàn miễn phí.
>>> Xem thêm Top 10 Khóa Học Marketing Online Cho Người Mới Bắt Đầu Hiệu Qủa
11. Thẻ Mở Nhiều Tài Khoản Ngân Hàng – Các Loại Thẻ Atm Hiện Nay
Giống như việc bạn mua nhiều căn hộ trong một chung cư, thì ngân hàng cũng cho phép bạn mở nhiều tài khoản. Tất cả đều chỉ dưới 1 mã số khách hàng (CIF). Mã số này được quản lý dựa trên 1 số trên giấy tờ cá nhân (CMND, hộ chiếu…). Nhờ đó ngân hàng biết khách hàng của mình đang có bao nhiêu tài khoản thanh toán, bao nhiêu thẻ tín dụng, bao nhiêu tài khoản gửi tiết kiệm… Bạn cũng có thể mở thêm tài khoản thanh toán ngoại tệ như USD, EUR khi có nhu cầu.
Tuỳ vào mục đích sử dụng mà một cá nhân có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng. Giả sử bạn từng mở một tài khoản ở Hà Nội. Nhưng sau đó lại vào TP Hồ Chí Minh làm việc. Khi rút một số tiền lớn (trên 100 triệu chẳng hạn) từ tài khoản có chi nhánh ở Hà Nội thì có thể bị tốn phí nhiều hơn là một tài khoản đang mở tại TP Hồ Chí Minh. Hoặc bạn có đứa em đang đi học và hàng tháng phải cấp tiền cho nó xài. Tuy nhiên lại muốn quản lý chi tiêu việc nó rút tiền.
Lúc này bạn chỉ cần ra ngân hàng mở một tài khoản thứ 2. Cách này theo mình thấy tiện hơn việc mở thẻ phụ. Khi cần in sao kê tài khoản cũng dễ quản lý và kiểm soát hơn nhiều. Tất nhiên vì thẻ mang tên bạn nên những vấn đề về pháp lý sẽ do bạn chịu trách nhiệm.
12. Quy Tắc An Toàn Khi Sử Dụng Thẻ Ngân Hàng – Tìm Hiểu Các Loại Thẻ Ngân Hàng
- Nếu bạn đang mua thứ gì đó, hãy mua ở các trang web an toàn. Kiểm tra xem trang web có sử dụng giao thức https, giao thức an toàn cho các giao dịch tài chính. Điều này sẽ bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi bị rò rỉ.
- Giữ an toàn cho thông tin thẻ của bạn, cả mã PIN và CVV. Người khác chỉ mất một vài giây để nắm bắt thông tin trên thẻ. Đừng để bất cứ ai lấy thẻ của bạn, ngay cả trong các quán cà phê và nhà hàng.
- Nếu bạn cần rút tiền từ máy ATM, hãy thực hiện theo các quy tắc an toàn. Khi bạn đến máy ATM, kiểm tra xem trong cây có thêm máy ảnh hay thứ gì đó trên bàn phím không.
- Nếu bạn bị mất thẻ hoặc bị trộm, hãy gọi cho ngân hàng ngay lập tức. Ngân hàng sẽ khóa thẻ của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng ai đó có thể đã đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng của bạn, hãy thông báo cho ngân hàng về những nghi ngờ đó.
- Đừng ngại khi trao đổi với ngân hàng. Hầu hết các tổ chức tài chính đều có dịch vụ hỗ trợ 24/7. Bạn có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào về các loại thẻ ngân hàng bằng cách gọi cho dịch vụ hoặc viết thư cho họ.
13. Thẻ Phụ – Các Loại Thẻ Ngân Hàng Nên Có
Thẻ phụ như tên gọi, là thẻ được mở ra cho người thân của bạn. Nó sẽ liên kết vào tài khoản thanh toán (hoặc thẻ tín dụng của bạn). Mọi giao dịch trên thẻ phụ thì chủ tài khoản thanh toán đều có thể kiểm soát. Thẻ phụ chỉ được cấp khi có sự đồng ý của chủ tài khoản (cũng là chủ thẻ chính). Thẻ phụ rất dễ cấp với giấy tờ và thủ tục đơn giản. Tuy nhiên để dễ dàng theo dõi chi tiêu riêng biệt, cần cẩn thận khi ra quyết định làm thẻ phụ.
14. Rút Tiền Mặt Tại ATM – Loại Thẻ Ngân Hàng
Khi rút tiền mặt, bạn nên dùng thẻ ATM trong cùng hệ thống ngân hàng để tránh bị trừ phí. Nếu bạn rút hệ thống khác ngân hàng thì sẽ được tính phí dựa vào ngân hàng phát hành thẻ. Mức phí rút tiền cũng không quá cao. Đối với thẻ ghi nợ/tín dụng quốc tế, đặc điểm riêng của 2 loại thẻ này là chức năng thanh toán. Vì vậy, nếu bạn cần rút tiền mặt từ các loại thẻ này mà khác hệ thống ngân hàng, hãy tìm hiểu trước mức phí. Để tránh bị mất 1 khoản phí lớn.
Ví dụ: Khi bạn cần rút tiền mặt bằng loại thẻ ghi nợ quốc tế của bank ACB. Mức phí là 3% trên số tiền mặt rút, tối thiểu là 60,000 VND. Khi bạn rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng quốc tế, dĩ nhiên bạn phải trả lãi suất cho ngân hàng đó.
15. Kỹ Thuật Thấu Chi – Các Loại Thẻ Ngân Hàng Hiện Nay
“Kỹ thuật thấu chi ” dùng khi bạn muốn chi một số tiền lớn hơn giới hạn thông thường tính toán trong tài khoản. Kỹ thuật này xuất hiện khi bạn thanh toán bằng loại tiền tệ khác hoặc nếu bạn bổ sung tài khoản từ một ngân hàng khác và rút tiền ngay sau đó. Không có gì đáng sợ về kỹ thuật thấu chi. Nó biến mất ngay sau khi trong tài khoản của bạn có tiền và không tính lãi suất.
>>> Xem ngay