Các Mẹ Bỉm Sữa Note Lại Ngay Cách Chăm Sóc Bé Sơ Sinh Sau Đây

Lần đầu tiên làm mẹ, ắt hẳn các mẹ sẽ rất bối rối không biết chăm sóc bé sơ sinh như thế nào. Bạn có thể sẽ hoang mang khi phải học quá nhiều thứ, quá nhiều thứ phải thích nghi khi bé yêu ra đời. Nhiều bà mẹ giai đoạn sau sinh có thể còn bị stress. Đừng lo, Ohay đã tổng hợp và tóm gọn cách chăm sóc bé sơ sinh qua bài viết dưới đây cho các mẹ.

1. Nguyên Tắc Giữ An Toàn Cho Bé – Cách Chăm Sóc Bé Sơ Sinh An Toàn

Luôn bế bé bằng hai tay

Các mẹ thường có thói quen một tay bế bé một tay cầm bình sữa, vậy bé có thể lật người và ngã bất cứ lúc nào. Hơn nữa bé còn có thể bị vẹo cột sống. Hãy đặt bé xuống hoặc bế bé trên đùi khi bạn cần làm việc gì đó, hoặc phải sử dụng địu em bé. 

Đồ trang sức như vòng tay và nhẫn hay móng tay có thể làm xước da bé
Không để bé nằm trong tầm với những đồ vật nặng

Bé có thể kéo những vật ấy ngã vào người mình bất cứ lúc nào. Cũng không nên để thú nhồi bông, căn hay gối xung quanh người bé, bé có thể kéo chùm lên mặt gây ngạt thở. Nên để giường của bé trống và thoáng.

Không để bé nằm một mình

Trong cách chăm sóc bé sơ sinh, các mẹ lưu ý không để bé nằm một mình trên giường. Hoặc trên ghế trên bàn mà không có đồ bảo vệ bên ngoài. Con bạn có thể biết lật cái lật đầu tiện vào bất cứ thời điểm nào mà bạn không thể biết trước được. Không nên đặt bé ngồi trên ghế hay xe nôi được đặt trên một mặt phẳng cao hơn mặt đất, khiến bé bị ngã.

Không để bé chơi một mình với các vật nuôi trong nhà
Giữ cho trẻ tránh xa cầu thang, ổ cắm điện, thiết bị sưởi, bật lửa

2. Bế Trẻ Sơ Sinh – Cách Chăm Sóc Bé Sơ Sinh 

Bé sơ sinh vẫn chưa mang nổi đầu, nên khi bế bé bạn sẽ phải dùng 1 tay để đỡ phần đầu và cổ của bé. Bạn có thể đỡ bằng bàn tay hoặc là khuỷu tay, tay còn lại đỡ phần mông và lưng của bé. Phải giữ cho lưng của bé thẳng.

Bế Trẻ Sơ Sinh

Có 5 tư thế cơ bản để bế bé sơ sinh an toàn:

Khi bé mang nổi đầu và cứng cáp hơn thì bạn có thể bế bé trong tư thế ngồi. Khi bế, bạn không nên đong đưa rung lắc, vì dễ làm ảnh hưởng đến não bộ non nớt của bé.

3. Cho Bé Bú – Cách Cho Bé Bú An Toàn

Với cách chăm sóc bé sơ sinh, bạn hãy cho bé bú sớm nhất ngay khi có thể để cho bé hưởng trọn dòng sữa non đầu đời. Và cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cho bé bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh còn giúp tử cung gò tốt, tránh băng huyết. Các bạn nên tráng ruột bé bằng sữa mẹ nhé.  Việc cho con bú có các vấn đề sau:

3.1. Tư thế cho bé bú đúng

Cữ bú có thể kéo dài đến 30 phút, do đó mẹ nên chọn chỗ ngồi thật thoải mái và có điểm tựa. Tư thế bú ngang: đây chính là tư thế bú phù hợp nhất và dễ nhất vào lần đầu cho bé bú của mẹ. 

Cách Cho Bé Bú An Toàn

3.2. Cho bé bú bất cứ khi nào bé đói chứ không theo một thời gian nhất định nào

Sữa mẹ gồm có 2 phần là sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu là nguồn sữa được tiết ra ngay khi mẹ cho con bú. Phần sữa này rất nhiều nước, nhiều vitamin, có tác dụng giải khát và ngon miệng cho bé. Sữa sau là nguồn sữa thơm và đặc, giàu chất béo, nhiều năng lượng giúp bé no và tăng cân. Là nguồn sữa quan trọng cho sự phát triển của bé. 

Cách Cho Bé Bú An Toàn

3.3. Ợ hơi sau khi bú

Cho dù bé bú mẹ hay bú bình thì cũng cần giúp bé ợ ra phần không khí đã nuốt vào. Giúp bé không bị đầy bụng khó chịu và nôn trớ. Có 3 cách cơ bản giúp bé ợ hơi như sau: 

Cách Cho Bé Bú An Toàn

4. Giấc Ngủ Của Bé – Cách Chăm Sóc Bé Sơ Sinh 

Luôn luôn để bé nằm ngửa khi ngủ. Nằm ngửa là tư thế an toàn nhất vì bé ít có khả năng bị ngạt thở. Tỉ lệ đột tử khi ngủ ở các bé ngủ nằm ngửa thấp hơn các bé ngủ nằm sấp. Nằm nghiêng không an toàn bằng nằm ngửa, nhưng vẫn an toàn hơn tư thế nằm sấp. Tuy nhiên khi bé thức thì thỉnh thoảng bạn nên để con nằm sấp. Để phát triển khả năng vận động và não bộ của bé, tránh bẹp đầu.  

Chăm sóc ch giấc ngủ của bé

Trong cách chăm sóc bé sơ sinh, thi thoảng mẹ cũng nên đổi tư thế nằm cho trẻ. Xen kẽ nghiêng trái, nghiêng phải, nằm ngửa để tránh cho bé bị bẹp đầu, đặc biệt là trong tháng đầu tiên. Một số bé có thói quen thường xuyên ngủ nghiêng đầu về một bên. Như về bên trái hoặc bên phải hoặc nằm ngửa thì đầu dễ bị méo hoặc bị bẹp phía sau. Do đó bạn phải giúp con điều chỉnh.

Nên cho con ngủ đủ thời gian cần thiết theo từng độ tuổi và đặt một vài nhánh tỏi dưới gối. Để có thể giúp bé được khỏe mạnh hơn. 

5. Bé Khóc – Lưu Ý Khi Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 

Tiếng khóc chính là tiếng nói của trẻ sơ sinh. Khi trẻ khóc là trẻ muốn nói cho mẹ biết rằng bé đang đói, đang đau. Muốn thay bỉm hay muốn được mẹ bế. Tuy nhiên nếu bé khóc liên tục và có những biểu hiện như ưỡn bụng, bụng căng, da tím tái thì bé đang có vấn đề. Bé cũng có thể khóc do tâm lý sợ hãi một điều gì đó nữa. 

Lưu ý khi bé khóc

Nếu bạn áp dụng nếp sinh hoạt cố định cho con. Ví dụ sau khi dậy, con sẽ vệ sinh, sau đó sẽ ăn, chơi rồi sẽ ngủ. Lúc đó khi bé khóc, bạn sẽ biết ngay được bé đang ở giai đoạn nào của chu kỳ. Bạn không nên để bé khóc lâu, nếu không thể xác định được lý do tại sao con khóc, thì dỗ bé nín như sau:

Trên đây là những cách chăm sóc bé sơ sinhOhay đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng với lần đầu làm mẹ, các bạn sẽ không phải sợ hay hoảng loạn khi có quá nhiều thứ cần phải biết. Hãy tận hưởng thật tuyệt vời những giây phút làm mẹ, chăm sóc bé yêu dễ dàng nhất có thể.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version