Mẹ Bỉm Học Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm

Nuôi dạy con từ lúc sinh đến lúc trưởng thành, hẳn sẽ có nhiều khó khăn. Đặc biệt những năm tháng đầu đời của con thì càng quan trọng hơn cả. Bé hay bị ốm vặt cũng được ba mẹ lo lắng. Một trong những số đó là vấn đề trẻ ho nhiều về đêm. Sau đây Ohay chia sẻ cho các bạn cách chăm sóc khi trẻ ho nhiều về đêm nhé!

1. Tại Sao Trẻ Hay Ho Về Đêm? – Trẻ Ho Nhiều Về Đêm

Có hai lý do khiến trẻ hay ho về đêm:

Tại Sao Trẻ Hay Ho Về Đêm?

Vào buổi tối nhiệt độ giảm hơn so với ban ngày, thêm vào đó là sương xuống nên dễ bị nhiễm lạnh. Trong điều kiện thời tiết nóng nực,  sử dụng các thiết bị như quạt, điều hòa,… dùng trong suốt cả đêm. Đặc biệt với trẻ nhỏ khi các bé ngủ thì việc tránh tác hại từ sử dụng các thiết bị đó cũng khó khăn hơn. Thành ra môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bé ho nhiều về đêm.

Có một số bệnh sẽ gia tăng ho nhiều về đêm như hen suyễn. Triệu chứng phổ biến của bệnh này là các bé ho nhiều về đêm. Ban ngày không ho nhưng đến đêm thì lại ho rất nhiều, thậm chí đến mức không ngủ được.

Hoặc trong một số tình huống khác mà bệnh nhân ho và có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Các mẹ hay có thói quen cho các bé bú một bữa thật no để dễ dàng ngủ. Bụng no mà ngủ thì rất dễ bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi nằm, dịch trong bao tử dễ dàng bị trào ngược hơn và kích thích đường thở ho nhiều hơn. Có một số em bé chỉ đơn giản bị viêm mũi họng thôi. Người ta gọi đó là tình trạng chảy mũi sau. Dịch ở trong mũi có xu hướng chảy xuống họng và kích thích cho các bé ho.

Tại Sao Trẻ Hay Ho Về Đêm

2. Điều Trị Ho Về Đêm Cho Trẻ Đúng Cách – Điều Trị Đúng Cách

Cần phải xác định nguyên nhân để điều trị có hiệu quả. Nếu trường hợp ho về đêm, đặc biệt là ho kéo dài. Việc đầu tiên nên đưa bé đi khám để xác định bé yêu nhà bạn có mắc bệnh gì hay không. Một giải pháp tiếp theo đó là sử dụng các phương tiện giải nhiệt một cách hợp lý. Sử dụng quạt và điều hòa một cách thích hợp.

Điều Trị Ho Về Đêm Cho Trẻ Đúng Cách

Thứ 2 không nên cho các bé bú sữa hoặc ăn no trước khi đi ngủ, thường trong vòng  một giờ trước khi ngủ. Vì như vậy làm tăng nguy cơ trào ngược và bé ho nhiều về đêm. Với những bé bị sổ mũi cần phải làm sạch, vệ sinh sạch sẽ mũi bé trước khi ngủ. Để tránh hiện tượng nước mũi chảy ngược vào trong họng chạy vào sau họng xuống vùng hóp trên của bé làm bé bị ho.

3. Màu Đờm Của Trẻ – Trẻ Ho Nhiều Về Ban Đêm

Đờm là chất xúc tiếp tiết của đường ho hấp, sẽ xảy ra khi đường hô hấp có hiện tượng viêm. Đặc biệt là viêm từ đường hô hấp dưới, đờm bình thường có màu trắng trong. Nếu đờm của bé có màu đặc biệt như màu nâu hoặc đỏ thì nhiều khi đã bị nhiễm trùng hô hấp. Đây là dấu hiệu quan trọng và phải cho các bé đi khám để điều trị tới nơi tới chốn để tránh những biến chứng. Chẳng hạn như nhiễm phế cầu và thậm chí là lao nữa.

Và vấn đề thứ hai có rất nhiều người hay nhầm lẫn. Đó là các bé ăn một số đồ ăn rồi sau đó ho và nôn ra, thấy trong phần ói đó có chất nhớt và hay nghĩ đó là đờm là hoàn toàn không chính xác. Bởi lẽ đó là những đồ trong đường tiêu hóa. Cụ thể là trong dạ dày, trong bao tử tống khứ ra ngoài thôi, hoàn toàn không phải là đờm. Nhiều lúc các bé ăn thực phẩm có màu đó và khi nôn ra sẽ có màu như vậy. Thực chất đó không phải là đờm đâu, các mẹ hoàn toàn không nên lo lắng về vấn đề này nhé!

4. Cần Làm Gì Khi Trẻ Bị Ho Về Đêm – Cách Xử Lí Khi Trẻ Ho Về Đêm

Cần phải giữ ấm cho bé, đặc biệt vào thời gian các bé ngủ. Lưu ý nếu dùng máy điều hòa thì nên để nhiệt độ từ 27 đến 28 độ trở lên. Không để quá 3 tiếng và cũng không để luồng gió điều hòa thổi thẳng vào mặt bé. Nếu sử dụng quạt để giải nhiệt thì lưu ý một số điều sau.

Thứ nhất không nên bật quạt số cao, độ gió mạnh, bật thấp nhất có thể. Thứ hai không nên bật đứng một chỗ, cho quạt xoay. Vì làm vậy em bé rất dễ bị nhiễm lạnh. Theo lý thuyết mà nói, có thể sử dụng quạt máy làm cho không khí trong phòng đối lưu. Nhờ không khí trong phòng đối lưu tốt, nhiệt độ không bị nóng bức và bé ở trong phòng sẽ dễ chịu hơn khi dùng luồng gió mạnh từ quạt máy.

Cần Làm Gì Khi Trẻ Bị Ho Về Đêm

Khuyến cáo không nên sử dụng các loại quạt hơi nước trong phòng kín. Trào lưu sử dụng các loại máy lạnh mini, quạt nước đây là nguồn bệnh rất lớn, làm độ ẩm gia tăng. Những vật dụng đó nên sử dụng ở không gian mở chứ không sử dụng trong phòng kín.

Không nên cho uống sữa no trước khi đi ngủ. 1 giờ trước khi đi ngủ thì không nên cho bé ăn hoặc uống no. Nếu bé có tình trạng chảy nước mũi thì nên vệ sinh thông thoáng mũi của bé trước khi đi ngủ. Tránh hiện tượng ban đêm nước mũi từ mũi xoang xuống vùng họng. Đương nhiên nên cho em bé đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân điều trị một cách chính xác và hiệu quả.

Ohay đã chia sẻ những kinh nghiệm xử lí khi trẻ ho nhiều về đêm. Chúc bạn biết cách chăm sóc con tốt hơn khi bé ho về đêm. Chúc bé yêu nhà bạn luôn mạnh khỏe nhé!

Đánh giá bài viết
Exit mobile version