Nắm Bắt Những Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh Khiến Mẹ Lo Lắng

Bạn sắp chào đón một thành viên mới trong gia đình? Điều trước tiên là phải chuẩn bị tâm lý và những kiến thức cần thiết để chăm sóc thiên thần bé nhỏ này. Việc nắm bắt những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh sẽ rất hữu ích cho bạn đấy. Hãy để ohay giúp bạn nhé…

1. Hay Vặn Mình – Gồng Người – Những Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh

Hay Vặn Mình – Gồng Người

Triệu chứng vặn mình hoặc đỏ mặt thường là tâm lý bình thường của trả sơ sinh trước 3 tháng tuổi. Bé thường vặn người, đỏ mặt trong vòng vài phút. Nếu bé thường vặn cứng người nhưng không quấy khóc, khó chịu, vẫn tăng cân tốt thì đó là triệu chứng bình thường. Không có gì đáng lo. Chỉ khi nào bé vừa hay vặn mình trong lúc ngủ, hoặc lúc ko ngủ cũng vặn mình. Và nếu triệu chứng có những điều sau đây như trẻ khó ngủ cả đêm lẫn ngày, không ngủ được tối thiểu trong 15 – 17 tiếng trong 5 – 6 tháng đầu.

Hay ban đêm bé hay thức giấc, giật mình, trằn trọc khó ngủ, người đổ nhiều mồ hôi. Thường xuyên bị nấc, rụng tóc, chậm lên cân trong 3 tháng đầu ( tăng dưới 800gr/tháng). Lúc đó phần nhiều là do trẻ thiếu vitamin D từ trong bụng mẹ. Đó cũng là biểu hiện ban đầu của trẻ bị còi xương.

2. Trẻ Khó Ngủ – Những Vấn Đề Thường Gặp Ở Giai Đoạn Trẻ Sơ Sinh

Trẻ Khó Ngủ

Những biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh tiếp theo là khó ngủ. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, giấc ngủ ngắn và không sâu. Bé bú mẹ hoàn toàn sẽ có giấc ngủ ngắn do mau đói hơn. Nếu bé ngủ ngắn nhưng vẫn bú mẹ bình thường hoặc vẫn lên cân tốt, vui vẻ không quấy khóc thì không sao. Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng. Trong 2 tháng đầu trẻ thường ngủ từ 17 – 20 tiếng.

Nếu trong giai đoạn này trẻ khó ngủ kèm theo hay quấy khóc cũng không là vấn đề. Trẻ sơ sinh thường hay như vậy. Nhưng nếu trẻ hay trăn trở, trằn trọc đổ nhiều mồ hôi. Thì đây chính là biểu hiện của việc thiếu vitamin D khiến trẻ bị còi xương.

3. Trẻ Hay Quấy Khóc – Một Trong Những Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh

Trẻ Hay Quấy Khóc

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ hay giật mình. Dẫn đến hay quấy khóc. Ngoài ra khóc cũng là một trong nhu cầu đơn giản của trẻ để giải quyết những nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát…Nhiều bố mẹ hay bí cuống khi thấy con khóc. Do bé khóc rất vất vả đỏ hết mặt. Nhưng khóc không tổn hại gì cho trẻ cả. Đây còn là việc giúp bé rèn luyện khả năng hô hấp nữa. Trẻ mới sinh ra kỹ năng hô hấp vẫn chưa hoàn thiện như người lớn. Nên khóc là một vận động giúp trẻ tăng cường các cơ giúp trẻ hô hấp tốt hơn. Đồng thời còn giúp cho phổi còn mở rộng.

Ngoài ra khi khóc, trẻ còn vận động cơ tay, làm tăng nhiệt độ giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể mình. Đa phần các mẹ khi thấy con khóc vài giây thì ôm con lên ôm ấp, cho bú. Nhưng chính việc này lại là rào cản trẻ luyện tập cho cơ thể phát triển. Đồng thời khi trẻ khóc là bế vào cho bú luôn, khiến trẻ hình thành thói quen không tốt. Là phải bế và bú mới ngủ được. Ngoài ra trẻ trong 3 tháng đầu hay khóc, do bỉm ướt, vải dày gây xót khó chịu da mỏng manh của trẻ. Hay trẻ nằm mãi 1 tư thế gây khó chịu.

4. Nấc Cục Liên Tục – Những Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh Được Quan Tâm

Nấc Cục Liên Tục

Những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh khá được quan tâm nữa là nấc cục liên tục. Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính của việc này. Một số người cho rằng do việc truyền xung thần kinh chưa ổn định giữa não và cơ hoành. Biểu hiện nấc cục là bình thường và sẽ hết khi trẻ lớn lên. Nếu trẻ nấc cục kèm nôn trớ, đổ mồ hôi, chậm lên cân thì mới đáng lo. Và đây cũng là biểu hiện của trẻ bị thiếu vitamin D.

5. Da Bị Rôm Sẩy – Lác Sữa – Tìm Hiểu Những Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh

Da Bị Rôm Sẩy – Lác Sữa

Việc này do hoocmon của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh. Khiến trẻ nổi mụn trong vòng 2 tuần đến 3 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này vô hại hông cần bôi thuốc cho trẻ, cũng tự hết. Chỉ cần dùng khăn mềm có pha vài giọt lactacyd lau nhẹ nhàng cho bé là được. Da trẻ rất mỏng manh, bôi thuốc gì nhanh hết càng độc hại, càng dễ bị teo da, da trên mặt càng ảnh hưởng nặng hơn.

Nhiều mẹ khi con bị lác sữa là tự ý ra nhà thuốc mua thuốc về bôi. Đây thông thường là những thuốc chống dị ứng có thành phần corticoit rất mạnh. Thuốc dùng lâu sẽ gây ra tác dụng phụ như gây teo da, ức chế trục đùi dưới, tuyến yên, tuyến thượng thận ở trẻ.

6. Trẻ Đi Ị Nhiều Lần Trong Ngày – Những Vấn Đề Thường Gặp Nhất Ở Trẻ Sơ Sinh

Trẻ Đi Ị Nhiều Lần Trong Ngày

Có lẽ đây là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh rất được các mẹ chú ý. Nhiều mẹ có con đầu lòng chưa có kinh nghiệm, nhìn phân con là hoảng. Theo chuyên môn, trong 3 tháng đầu luôn đi ngoài nhiều, càng lẹt xẹt càng nhanh lớn. Với điều kiện là con bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ không bị tiêu chảy, không ăn hải sản sống. Con đi nhiều nhưng không nôn trớ, không có máu. Không có biểu hiện mệt mỏi, con vẫn bú mẹ bình thường. Khi nào con có biểu hiện tiêu chảy kèm theo nôn trớ, trẻ mệt mỏi, phân có máu mới cần mang trẻ đi khám.

Thông thường trong tháng thứ 3 trẻ mới đi giảm lại càng 1 – 2 lần trong ngày. Trường hợp đến tháng thứ 4 mà trẻ vẫn đi ngoài 4 – 5 lần trong ngày. Mà vẫn không bị dấu hiệu nào như đã kể trên. Thì mẹ cần phải xem lại chế độ ăn của mình. Xem có ăn nhiều rau quá không, giảm cá, giảm rau, giảm hoa quả trong vòng vài ngày. Và quan sát con có giảm đi ngoài không. Nếu đã thay đổi nhưng con vẫn đi ngoài nhiều như vậy thì mẹ có thể cho con uống men tiêu hóa dạng vi sinh như Biovital ngày 2 gói uống liên tục trong một tuần. Sau một tuần mà trẻ đi ngoài giảm thì cho trẻ uống tiếp tục men tiêu hóa 1 tuần nữa là ngưng.

7. Cổ Họng Khò Khè – Những Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ

Cổ Họng Khò Khè

80% trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu mắc triệu chứng khò khè. Trẻ khò khè, không nóng sốt hay sổ mũi nhất là trẻ đẻ mổ và trẻ sinh thường cũng hay bị. Điều này là do quá trình mẹ rặn đẻ giúp trẻ có quá trình co thắt vận động một cách tự nhiên ở hệ hô hấp. Làm phổi và các phế nan phổi của trẻ vận động ngay từ khi mới chào đời, giúp trẻ đẩy ra được các chất nhầy như dịch nước ối ra khỏi khối phổi.

Đối với trẻ sinh mổ sẽ mất đi quá trình này. Còn với trẻ sinh thường, thì có thể do thời gian đau đẻ của mẹ ngắn, các cơn co tử cung ít. Thai yếu, thai nhẹ cân nhất là thai sinh thiếu tháng. Không trải qua quá trình như bình thường nên chất nhầy trong phế quản vẫn còn sót lại, chưa tống ra ngoài hết. Khiến trẻ hay khò khè trong 3 tháng đầu.

8. Trẻ Hay Nhẩy Mũi – Vấn Đề Hay Gặp Ở Trẻ

Trẻ Hay Nhẩy Mũi

Mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên chỉ một tí xíu nước mũi. Hay một tí bụi trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được. Cũng khiến trẻ hắt hơi hay sự thay đổi môi trường sống từ trong dạ con của mẹ ra ngoài. Làm trẻ nhảy mũi gây ra một số xung huyết. Trong 3 tháng đầu, trẻ nhảy mũi từ 5 – 7 lần mà không có các triệu chứng cảm cúm như chảy nước mũi, ho hốn hắng, nóng đầu. Thì việc nhảy mũi này là hoàn toàn bình thường và không việc gì phải lo lắng.

9. Trẻ Hay Nôn Chớ – Vấn Đề Ở Trẻ

Trẻ Hay Nôn Chớ

Những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh không thể không kể đến vấn đề nôn chớ. Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ trong những tuần đầu sau sinh khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé chớ ra sữa còn vốn cũng. Bé nôn chớ trong 3 tháng đầu là bình thường. Do dạ dày còn nằm ngang, co thắt tâm vị còn yếu nên bé hay bị nôn chớ. Để giảm bớt tình trạng này còn chia nhỏ bửa ăn trong ngày. Bé nào chớ nhiều thì mỗi bửa bú nếu là bú mẹ thì thời gian cho con bú ngắn lại. Nếu là bú bình thì cho 30 – 45ml/ lần và tăng số cử bú có thể cách 1 – 1.5 tiếng cho con bú 1 lần.

Ở những trẻ bú mẹ, thì sau khi cho bé bú xong nên bế trẻ từ 15 – 20 phút rồi mới đặt nằm xuống. Khi cho trẻ bú bình nên lưu ý cho sữa ngậm núm vú bình. Tránh cho trẻ nuốt không khí vào dạ dày. Không nên quá căng thẳng về hiện tượng này vì trẻ nào cũng trải qua giai đoạn nôn trớ vào 3 tháng đầu đời. Không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Miễn là trẻ vẫn khỏe mạnh, vẫn ngủ tốt và vẫn tăng cân tốt thì không cần phải lo lắng. Nếu trẻ nôn trớ và không đi phân lỏng, không nóng sốt, không tiêu chảy, sổ mũi, ho, phát ban, không có bệnh trào ngược dạ dày. Thì không có gì phải lo lắng.

10. Trẻ Bị Táo Bón – Vấn Đề Ở Trẻ Nhỏ

Trẻ Bị Táo Bón

Các bé hay bị táo bón một phần cũng là do cơ địa. Trẻ trong 3 tháng đầu thường hay ị nhiều hơn là táo bón. Không đi trong 2 – 3 ngày gọi là táo bón. Táo bón trong thời gian đầu chẳng nguy hại cho trẻ. Chỉ khiến trẻ khó chịu, ì ạch cái bụng và hoàn toàn có thể điều chỉnh được. Nếu con bú mẹ, mẹ cần ăn nhiều rau, ăn đu đủ chín, nước dừa tươi, nước rau ngô. Mẹ cần uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước canh và các loại nước khác.

Đa phần trong 3 tháng đầu trẻ bú thường đi từ 1 – 3 lần trong ngày. Trẻ bú bao giờ cũng hay bị táo bón. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn nếu bị táo bón. Thì cho uống nước thêm từ tháng thứ 3. Trẻ không bị táo bón, qua 6 tháng mẹ cũng cần tập cho con uống thêm nước. Mỗi ngày từ từ vài muỗng và tăng dần lên.

Trên đây là những thông tin mà ohay cung cấp về những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hi vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức cần thiết cho hành trình đồng hành cùng bé sắp tới. Chúc bạn thành công.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version