Mẹ Bỉm Lưu Ý Những Nguyên Tắc Ăn Dặm Cho Bé

Giai đoạn bé bắt đầu lớn khoảng từ 6 tháng tuổi chính là thời điểm thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm. Và khoảng thời gian này cũng là lúc những ông bố bà mẹ gặp khó khăn khi cho bé ăn dặm. Ohay chia sẻ cho bạn Những nguyên tắc ăn dặm cho bé không thể bỏ qua nhé!

1. Tâm Lí Vui Vẻ, Không Ép Ăn – Nguyên Tắc Bé Ăn Dặm

Thời gian đầu các bé ăn dặm thì thường các mẹ sẽ rất hào hứng vì đây là giai đoạn bé bước sang sự phát triển mới. Mẹ sẽ có viễn cảnh là làm thật nhiều món ngon và bé sẽ ăn cực kì hợp tác. Ngoan ngoãn, ngồi ngay ngắn trên ghế và ăn hết những đồ ăn mẹ làm. Nhưng thực tế sẽ không như những gì tưởng tượng, có nhiều kịch bản xảy ra. Một số bé khá hợp tác ở giai đoạn đầu, tuy nhiên bước sang giai đoạn 2 bé quay ngoắt 180 độ. Bé không ăn bất kì thứ gì và từ chối tất cả mọi thứ. Bên cạnh đó có những bé lúc đầu đã không hợp tác và khóc.

Tâm Lí Vui Vẻ, Không Ép Ăn

Không tạo áp lực cho bé

Lúc này các mẹ sẽ từ tâm lí hào hứng chuyển sang tâm lí hơi áp lực và có phần lo lắng. Cộng thêm việc sống chung với ông bà, bố mẹ thì sẽ càng stress và áp lực nhiều hơn. Từ đó sẽ dẫn đến việc mọi người có tâm lí ép bé ăn, hù dọa hay thậm chí là quát mắng để bé ăn. Áp lực của người lớn đã tạo áp lực không mấy dễ chịu cho bé.

Trong quyển sách “Luật trí não dành cho trẻ em” thì họ có giải thích. Bé sẽ cảm nhận những áp lực đó qua cử chỉ, nét mặt, giọng điệu của người lớn. Khi cảm thấy áp lực thì hệ thần kinh của bé sẽ sản xuất ra một loại hocmon gọi là hocmon cortisol. Đây là một loại hocmon sẽ ảnh hưởng đến hành vi phản kháng lại và tâm lí sợ ăn của bé. Bản thân mọi người cũng có thể hình dung khi đang ăn thì có người ở bên cạnh hù dọa, la mắng và ép ăn thì mọi người sẽ không ăn được đúng không? Em bé cũng như vậy thôi. Cho nên hãy tạo tâm lí thật vui vẻ thoải mái cho bé trong bữa ăn nha!

2. Tập Ngồi Ghế Ăn Dặm Ngay Từ Lúc Bắt Đầu – Quy Tắc Ăn Dặm

Khi các bé từ 5 tháng rưỡi đến 6 tháng rưỡi trở đi có thể ngồi thẳng cổ được rồi. Các bé có thể ngồi khi có hỗ trợ. Trên thị trường có rất nhiều loại ghế ăn dặm. Hãy chọn loại ghế phù hợp cho bé. Nếu bé ngồi còn nghiêng ngả thì chèn thêm gối xung quanh để đỡ bé.

Tập Ngồi Ghế Ăn Dặm Ngay Từ Lúc Bắt Đầu

Những lợi ích khi cho bé ngồi ghế ăn dặm:

Chắc hẳn nhiều mẹ cũng thắc mắc tại sao lại cho bé ngồi vào khoảng thời gian này đúng không? Nhiều mẹ thấy bé ngồi cũng chưa vững và lưng bé hơi cong một chút thì tại sao lại cho bé ngồi ghế ăn dặm được. Theo như sách “Bước đệm vững chắc vào đời” bác sĩ Huy Thảo có chia sẻ rằng ban đầu tập ngồi lưng của bé hơi cong vì chưa có vị trí ngồi đúng. Nhưng mà khi bắt đầu tập nhiều thì cơ lưng bé sẽ cứng hơn, kéo cột sống thẳng hơn. Và sau này bé có cột sống thẳng và khỏe hơn rất nhiều.

Khi cho bé ngồi ăn bằng ghế ăn dặm và dần bắt đầu quen thì bé sẽ hiểu ra rằng khi ăn ngồi vào ghế như người lớn. Khi bé ngồi vào ghế sẽ biết được rằng mình sắp được ăn. Điều này rất có ích khi cả gia đình ngồi ăn cơm với nhau hoặc ăn ở ngoài thì bé sẽ ngồi ngay ngắn trên bàn ăn với mọi người vui vẻ. Bởi vì bé đã quen với ghế ăn rồi.

Lợi ích tiếp theo là bé tập trung vào bữa ăn hơn. Sau này khi bé biết đi biết chạy rồi. Nếu bữa ăn diễn ra theo cách vừa đi vừa ăn hay vừa chạy vừa ăn. Bé rất dễ bị nghẹn hay sặc nếu ăn như vậy rất nguy hiểm cho bé.

Lợi ích cuối cùng đó là khi mà bé đã hình thành được thói quen ngồi vào ghế ăn dặm giữ được kỉ luật bàn ăn tốt hơn. Sau này mẹ dễ dàng đối phó với tình trạng biếng ăn sinh lý của bé. Tránh được hậu quả phải ẵm bé ra ngoài để dụ ăn.

3. Lịch Sinh Hoạt Hợp Lý, Cố Định Giờ Ăn – Nguyên Tắc Ăn Dặm Cho Bé

Đây là một nguyên tắc không thể nào bỏ qua. Mỗi bé sẽ có lịch sinh hoạt khác nhau như là lịch thức dậy khác nhau. Có bé dậy lúc 6 giờ hay có bé lại dậy lúc 6 rưỡi. Các mẹ nên sắp xếp một lịch sinh hoạt hợp lý khoảng thời gian ăn, chơi, ti sữa và ngủ. Đồng thời giờ ăn cũng phải cố định để lịch sinh học cơ thể bắt nhịp với lịch sinh hoạt mới này.

Lịch Sinh Hoạt Hợp Lý, Cố Định Giờ Ăn

Sắp xếp thời gian như thế nào?

Ví dụ giai đoạn đầu bé chỉ ăn một bữa trong ngày và mọi người chọn thời gian là 10 giờ sáng. Thì ngày hôm sau sẽ tiếp tục vào khoảng thời gian gần đó. Có thể bé dậy sớm và dậy muộn hơn nhưng chỉ xoay quanh khung giờ đó, chỉ cách nhau 15 đến 20 phút. Không nên hôm nay cho ăn 8 giờ và ngày mai thì ăn 11 giờ. Rất khó cho cơ thể bé bắt nhịp với việc ăn và cũng khó cho mẹ khi chuẩn bị thức ăn cho bé.

Bên cạnh đó thời gian ăn cũng ảnh hưởng đến chất lượng của con. Sắp sếp không hợp lý như giờ ăn quá gần giờ đi ngủ khiến bé mệt và buồn ngủ. Bé sẽ cáu gắt, không hợp tác và muốn ăn một chút nào. Hoặc là giờ ăn gần giờ ti sữa thì các bé rất no và không thể nào ăn được. Tùy theo các mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm để sắp xếp thời gian phù hợp. Đối với phương pháp ăn dặm bé chỉ huy thì bé ti sữa trước 1 tiếng sau đó mới ăn. Hoặc là phương pháp ăn dặm truyền thống và kiểu Nhật thì bé ăn dặm trước rồi ti sữa sau.

4. Tôn Trọng Nhu Cầu Của Bé – Quy Tắc Ăn Dặm

Có hai điều các mẹ nên nhớ để tôn trọng nhu cầu của bé: cách bé ăn và lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Tôn Trọng Nhu Cầu Của Bé

Cách bé ăn: 

Là phương pháp ăn dặm. Một số bé thích ăn cháo, nhưng cũng có một số thích ăn dặm kiểu Nhật. Và ăn dặm phương pháp bé chỉ huy. Các mẹ hãy cho bé cơ hội lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu bé muốn. Bé dễ dàng hợp tác với mẹ trong bữa ăn hơn đấy! Thật ra không có phương pháp nào là tối ưu cho tất cả các bé. Phương pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Quan trọng là dựa vào nhu cầu để áp dụng linh hoạt cho bé.

Lượng thức ăn bé nạp vào cơ thể

Thường tâm lý của các mẹ sẽ muốn cho bé ăn nhiều. Vì sợ bé đói, không ăn nhiều sẽ bị sụt cân và gầy đi. Nhưng thực tế là các bé ăn ít hơn những gì chúng ta nghĩ. Dẫn đến tâm lý thất vọng cho mẹ và gia đình. Thật ra các mẹ cứ yên tâm, bản năng sinh tồn từ khi bé sinh ra đã có rồi. Bé sẽ biết cần bao nhiêu sữa, bao nhiêu thức ăn. Mọi người để ý sẽ thấy khi bé ti no sẽ đẩy bình sữa ra. Cho dù có đút sữa cỡ nào thì bé cũng không ti được nữa. Trong việc ăn cũng vậy, khi ăn no bé sẽ không muốn ăn và đòi ra khỏi ghế.

Một kinh nghiệm nhỏ để bé ăn hết thức ăn là các mẹ hãy nấu ít thôi. Vì dạ dày các bé nhỏ lắm, chỉ bằng 1/4 người lớn. Và sẽ không ăn được nhiều đâu, khi nào bé ăn hết hãy cho thêm. Chứ đừng làm đồ ăn quá nhiều và bắt bé ăn hết lượng thức ăn mẹ mong muốn. Thật ra các con số về lượng ăn bao nhiêu theo tháng tuổi cũng chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì nhu cầu của mỗi bé khác nhau, có bé ăn nhiều, lại có bé ăn ít. Chính vì thế các mẹ hãy tôn trọng nhu cầu của bé nha!

5. Cho Bé Ăn Đa Dạng Thực Phẩm – Nguyên Tắc Khi Cho Trẻ Ăn Dặm

Để hạn chế tình trạng biếng ăn thì nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm. Các loại rau, củ, trái cây,… đa dạng các loại mà chúng ta thường ăn hằng ngày. Thức ăn có đạm thì thịt, cá, đậu hũ, thịt gà, thịt bò, thịt heo,… Với đạm rất hay dị ứng, mọi người nên đọc sách hoặc tra Google những loại đạm nào bao nhiêu tháng sẽ được ăn. Để tránh gây dị ứng cho bé.

Cho Bé Ăn Đa Dạng Thực Phẩm

Tinh bột thì ngoài cháo, có thế đổi món như mì Ramen, mì Udong, mì Ý,… phù hợp với tháng tuổi của bé. Việc thay đổi đa dạng thức ăn như vậy cũng gây hào hứng, kích thích vị giác và khám phá thức ăn nhiều hơn. Cũng nên lưu ý rằng hệ tiêu hóa của bé chỉ dưới 1 tuổi chưa hoàn thiện được như người lớn. Khi nấu thức ăn dặm thì không nên nêm bất kì gia vị nào như người lớn. Càng hạn chế việc nêm gia vị càng lâu càng tốt nha!

6. Không Nên So Sánh Bé Với Bé Khác – Nguyên Tắc Ăn Dặm Cho Bé

Không Nên So Sánh Bé Với Bé Khác

Thường chúng ta thường có tâm lý nhìn vào các bé khác hay còn gọi là “con nhà người ta”. Nghĩ rằng đó là tiêu chuẩn cho bé nhà mình. Khi thấy “con nhà người ta” ăn một chén cơm đầy thì nghĩ rằng con mình cũng ăn được như vậy. Hoặc là nhiều hơn. Như vậy hoàn toàn không đúng, bởi vì mỗi bé có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Cho nên lượng ăn sẽ khác nhau. Thậm chí hai bé sinh đôi cùng trứng lượng ăn cũng khác nhau nữa. Bác sĩ Trí Đoàn có một câu nói khiến các mẹ yên tâm. “

Đánh giá bài viết
Exit mobile version