Năm nay 2019 ngày cúng Ông Công, Ông Táo là ngày 28/1/2019 ( tương đương 23 âm lịch năm Mậu Tuất ). Một số các bạn ở đây đều biết ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về trời. Thế nhưng không hẳn ai cũng biết làm mâm cúng ông Táo đúng và đầy đủ. Sau đây là bài viết hướng dẫn cúng Ông Công, Ông Táo mà ohay.vn chia sẻ với các bạn.
Hướng Dẫn Cúng Ông Công, Ông Táo Cơ Bản
1. Vị Trí Cúng
Nếu trong nhà có bàn thờ các quan thần linh hay bàn thờ gia tiên thì có thể cúng tại bàn thờ này. Nếu nhà có bàn thờ táo quân thì có thể cúng ở bàn thờ này luôn. Trong trường hợp không có bất kỳ bàn thờ nào. Thì chủ nhà có thể lấy một cái bàn sạch, một cái mâm sạch để đồ cúng và cúng trong khu vực nhà bếp ( do quan niệm Táo Quan nôm na là vua bếp )
Lưu ý: nếu cúng ở khu vực gần bếp mâm để đồ lễ phải để trên bàn cao, không được để dưới đất. Nếu có thể lau qua bằng rượu trắng ngâm gừng sẽ tốt hơn.
2. Thời Gian Cúng
Theo quan niệm dân gian, cúng lúc nào trong ngày 23 âm cũng được. Nhưng tốt nhất là sau 6 giờ sáng ( khi mặt trời đã lên và hoàn thành trước 12 giờ trưa khi mặt trời chính ngọ).
Trong trường hợp quá bận rộn, có thể cúng vào tối ngày 22 âm.
3. Đồ Lễ Cơ Bản
Đồ lễ cơ bản bao gồm:
Bộ vàng mã: gồm hai bộ quần áo có cánh chuồn cho hai Ông Táo. Và một bộ quần áo không có cánh chuồn cho Bà Táo. Lưu ý bộ phải đầy đủ hia và hài. Thực ra thời nay vàng mã khá đầy đủ, hầu như không có sự thiếu cái này, bán đầy đường rất dễ mua.
Sớ Ông Công Ông Táo: cái này khá quan trọng nhưng không bắt buộc ( có thì tốt hơn ). Nên tìm thầy viết sớ chữ nho chuẩn để viết. Trong trường hợp không tìm được thì cứ tìm thầy bất kỳ có thể tin tưởng.
Tiền vàng tuỳ tâm, vàng nén vàng thỏi. Tiền Thánh đều được, không cúng tiền Phật.
Ba con cá chép sống để Táo Quân cưỡi về trời. Lưu ý: khi thả cá không vứt mạnh cá xuống hồ, rất dễ dập bụng mà chết. Ngoài ra túi nylon cũng không nên vứt cả xuống gây ô nhiễm sông hồ.
Mâm lễ chay / mâm lễ mặn: nhìn chung Táo Quân khá dễ tính. Nên có thể cúng theo kiểu trước cúng sau ăn, chay mặn gì cũng được.
Chay thì gồm có : hương, hoa, nến, đèn, chè, thuốc, bánh kẹo, đĩa hoa quả tuỳ tâm.
Mặn thì xôi gà, chân giò bánh chưng, bát canh măng nấm,..
4. Cách Cúng
Thắp 3/5/7/9 nén hương, nhìn chung là số lẻ. Sau đấy vái ba vái và khấn bài cúng.
Sau đấy đợi hương tàn 2/3 thì xin phép hạ lễ hoá vàng. Sở dĩ như vậy vì do có quan niệm hơi cầu kỳ là khi hương còn thì hoá vàng mới nhận được. Như vậy hướng dẫn cúng Ông Công, Ông Táo đã hoàn thành xong.
Lưu Ý Tổng Quan Hướng Dẫn Cúng Ông Công, Ông Táo
Dù Táo Quân khá dễ tính nhưng nhà cửa cũng nên gọn sạch. Quần áo mặc phải tươm tất, không nên mặc đồ quá hở khi làm lễ. Khi làm lễ nên mở cửa nhà rộng mở để có sự thông thoáng, thoát khí, đón điều lành, tiễn điều xấu.Một số người khó tính quan niệm khi lễ không nên giật, xả nước tránh trôi lộc xin về cũng được.
Khi khấn, nên khấn ra thành tiếng, không to quá không lẩm nhẩm. Vì phải thành âm thoát ra miệng thì mới dễ linh ứng. Khi hoá vàng, hoá sớ đầu tiên, rồi đến quần áo, rồi đến tiền vàng. Khi cời cho cháy nhanh không chọc mạnh kẻo rách đồ mã.
Tuỳ theo vùng miền mà đồ mã có những sự thay đổi khác. Tổng quan chỉ cần đầy đủ không nên quá cầu kì.
Trên đây là bài viết mà ohay.vn chia sẻ cho các bạn về hướng dẫn cúng Ông Công, Ông Táo ngày 23 tháng Chạp này. Chúc các bạn khoá lễ thành công và có một dịp Tết an lành và xum vầy nhất.
Nguồn: Thiên An
Xem thêm: