Cách Chữa Ọc Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Bố Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Tình trạng “ọc sữa” ở trẻ sơ sinh là nỗi ám ảnh của phần lớn các gia đình. Mỗi lần bé ọc, nhiều bố mẹ lo lắng về vấn đề sức khỏe của con và bối rối không biết xử lý ra sao để không gây nguy hiểm cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách chữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ hãy theo dõi để khắc phục tình trạng này ở trẻ nhé!

1. Nguyên nhân bị ọc sữa ở trẻ sơ sinh 

Ọc sữa là hiện tượng sữa từ dạ dày trào ra miệng. Ở trẻ sơ sinh, hoạt động co bóp các cơ đường tiêu hóa đôi khi không đồng bộ gây rối loạn nhu động ruột. Ngoài ra, hệ tiêu hóa ở bé sơ sinh còn non yếu. Khi bú, tâm vị trẻ không đóng kín, cơ vòng thực quản dưới không siết chặt khiến cho sữa từ dạ dày trào lên thực quản. Nếu trẻ được đặt nằm nghiêng hay quấy khóc, vặn vẹo thân mình sẽ làm tăng áp lực trong bụng gây ọc sữa. 

Bên cạnh đó, hiện tượng ọc sữa thường xảy ra ở trẻ non tháng. Nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu bố mẹ biết chăm sóc đúng cách.

2. Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị ọc sữa 

Trẻ sơ sinh có thể bị ọc sữa ở nhiều mức độ khác nhau. Có những trẻ sơ sinh bị ọc sữa ngay khi vừa mới bú xong hay khi ho, nấc cụt hay vặn vẹo người. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh ọc sữa sau khi mẹ thay đổi tư thế bế bé. Hoặc có bé bú xong, ngủ một giấc rồi tỉnh dậy trớ ra sữa vón cục đã tiêu hóa dở.

Với tình trạng nhẹ, bé sẽ có biểu hiện như chỉ trớ lên tới cổ xong bé tự nuốt xuống hoặc chỉ trớ một chút sữa ra ở khóe miệng. Đối với tình trạng nặng hơn, bố mẹ sẽ quan sát thấy bé ọc sữa rất nhiều như vòi nước chảy. Hay sữa trào vọt ra hẳn ở miệng hoặc mũi. Các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi biểu hiện của con thật kỹ để có có các cách chữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh thích hợp.

3. Cách chữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị ọc sữa là hiện tượng sinh lý thường không quá nguy hiểm. Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa thông thường đều có thể được cải thiện. Có rất nhiều cách xử lý tình trạng này ở bé mà không cần dùng đến thuốc. Bố mẹ có thể tham khảo các cách chữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh được tổng hợp dưới đây nhé!

Cách chữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Cách chữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh

4. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

Việc trẻ ăn quá nhiều trong một cữ là nguyên nhân chính gây ra việc nôn trớ sữa ở bé. So với những trẻ lớn, dung tích hệ tiêu hóa bé sơ sinh nhỏ hơn rất nhiều. Do vậy, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé. Việc chia như vậy có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, trong khi bú mẹ bé cũng gặp tình trạng nuốt hơi vào dạ dày khiến cảm giác no hơn. Vì vậy, để tránh tình trạng ọc sữa, mẹ nên chia cho bé bú thành nhiều lần, với lượng sữa được giảm bớt mỗi lần. Với các bé bú bình, mẹ nên để bình nghiêng 45 độ và dùng núm vú đặc biệt để ngăn bớt lượng khí dư thừa mẹ nhé!

5. Không để trẻ sơ sinh vừa nằm vừa bú

Bú nằm là tư thế bú không có lợi cho trẻ sơ sinh. Khi bú nằm, bé thường bị khó chịu, ọc sữa và nôn trớ. Với hệ tiêu hóa còn non nớt, trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong khi bú mẹ.

Ngoài ra, ở tư thế nằm, sữa không thể xuống nhanh và đều. Khi nuốt được thì sữa cũng rất khó xuống ngay dạ dày. Nó thường có xu hướng trào ngược trở lên, khiến bé bị trớ sữa ra ngoài. Nguy hiểm hơn nữa là một số trường hợp bé còn bị sặc sữa, nghẹt thở, tím tái.

6. Nên chọn lại tư thế cho bé bú mẹ đúng cách

Chọn tư thế bú đúng là một trong những cách chữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả mà mẹ nên biêt. Tư thế bú đúng cách giúp bé có thể bú được nhiều sữa mà không bị sặc. Đồng thời, điều này còn giúp mẹ thoải mái, đỡ mỏi hơn. Mẹ không nên cho bé bú trong tình trạng gập hoặc ngửa cổ quá sẽ khiến trẻ rất dễ bị ọc sữa.

Mẹ nên cố gắng giữ cho đầu bé được ổn định, không thay đổi quá nhiều tư thế. Khi giữ bình cho con bú, mẹ nên đặt bình nghiêng 45 độ, tránh để khí đi vào dạ dày bé.  

Chọn lại tư thế cho bé bú mẹ đúng cách
Chọn lại tư thế cho bé bú mẹ đúng cách

7. Chọn đúng các tư thế ngủ của bé sơ sinh

Theo nghiên cứu, Tư thế ngủ không đúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, việc ngủ sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh.

Mẹ nên nâng đầu nằm của bé lên một góc 30 độ. Ngoài ra, mẹ nên dỗ trẻ nằm nghiêng sang phải hoặc trái. Vì các vị trí ngủ này giúp lối vào của dạ dày cao hơn lối ra. Thực phẩm trong dạ dày sẽ không trào ngược lên trong lúc bé ngủ. Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà còn có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị ọc sữa. Mẹ hãy lưu ý nhé! 

8. Không để trẻ sơ sinh ngửi mùi thuốc lá

Theo nghiên cứu, khói thuốc lá chứa hàng nghìn chất hóa học. Trong đó ít nhất có 69 chất được xếp vào chất gây ung thư cao. Khói thuốc lá đặc biệt rất độc hại tới trẻ sơ sinh. Chúng khiến tăng tiết axit trong dạ dày bé và gây ra chứng ọc sữa, dễ nôn trớ. Vì vậy, bố mẹ hãy hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

Không để trẻ sơ sinh ngửi mùi thuốc lá
Không để trẻ sơ sinh ngửi mùi thuốc lá

9. Bổ sung canxi cho bé đúng cách để tránh bé bị ọc sữa

Bổ sung canxi là điều đặc biệt lưu ý trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng bé. Canxi là một dưỡng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ. Việc hay bị ọc sữa hay trẻ khó ngủ, thường xuyên giật mình tỉnh dậy mỗi đêm có thể là do bé thiếu canxi. Do đó, mẹ nên tăng cường bổ sung Canxi cho bé nhé!

Hi vọng qua những cách chữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh đã được nêu trong bài viết, bố mẹ sẽ làm thuyên giảm được tình trạng ọc sữa của con. Nếu đã áp dụng tất cả bí quyết trên mà tình trạng ọc sữa của bé không giảm bớt, bạn hãy cho bé đến thăm khám ở những cơ sở y tế gần nhất nhé. Trong một vài trường hợp, ọc sữa đi kèm với dấu hiệu bất thường có thể do nguyên nhân bệnh lý về đường ruột.

>>> Xem thêm ngay:

Xếp hạng bài viết
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *