Tết Nguyên Đán, ngày rằm tháng giêng, rằm tháng bảy là những dịp cho mọi người tổ chức phóng sinh. Đây là việc làm thể hiện cái thiện của người con Phật. Với mong muốn đem lại sự tự do và những điều tốt lành cho các sinh mạng. Từ lòng từ bi đó, việc phóng sinh sẽ mang lại phúc đức to lớn. Nhưng phóng sinh như thế nào là đúng cách? Ở bài viết này, ohay.vn sẽ liệt kê cho bạn những điều cần lưu ý khi phóng sinh cho dịp tết nguyên đán.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Phóng Sinh
Thứ Nhất – những điều cần lưu ý khi phóng sinh
Khi phóng sinh cá, nên thả nhẹ nhàng, tránh để cá dập bụng dập phổi chết trương. Lại thêm nghiệp. Không nên cầm cả túi nilon quẳng từ trên cao xuống. Vừa chết cá vừa ảnh hương môi trường. Bi nhiều hơn hỉ.
Thứ Hai
Khi phóng sinh cua, nên chọn nơi gần bờ kè, bờ đê, bờ sông, để cua còn có chỗ bám.
Thứ Ba – những điều cần lưu ý khi phóng sinh
Khi phóng sinh ốc, nên ra bãi xa để thả, tránh thả xuống người khác lại vớt lên.
Thứ Tư
Khi phóng sinh chim, không nên nhốt quá nhiều chim trong một không gian quá chật hẹp. Cũng không nên để thóc, nước tại chuồng- tránh trường hợp chim tranh ăn tranh uống lại quá nhiều, không gian hẹp dẫm đạp lên nhau mà chết. Bi nhiều hơn hỉ.
Thứ Năm
Khi chuẩn bị đồ phóng sinh, nếu thấy bao con thì mua bấy nhiêu. Tránh việc con đi con ở. Vậy nên việc cân đối tài chính rất quan trọng. Không nên thấy một chậu ốc chỉ mua nửa chậu. Thấy một lồng chim chỉ mua nửa lồng. Bi nhiều hơn hỉ.
Thứ Sáu
Đạo pháp nhà Phật quan trọng hai chữ tuỳ duyên. Nếu phóng sinh thì cứ hoan hỉ mà tuỳ duyên cứu giúp. Không nên đặt trước đồ phóng sinh, khiến người bán lại đi thu gom, bắt chúng vật. Bi nhiều hơn hỉ.
Thứ Bảy – những điều cần lưu ý khi phóng sinh
Không phải cứ phóng sinh mới là thiện. Giúp người cũng là thiện. Cứu người cũng là thiện. Không hại người cũng là thiện. Ăn chay cũng là hình thức của việc phóng sinh gián tiếp. Không sát sinh chính là đang phóng sinh vậy.
Thứ Tám
Phát được cái tâm thiện nguyện, khởi được cái tâm muốn phóng sinh đã là điều tốt rồi. Nếu không biết cách trì tụng kinh, không biết cách hồi hướng công đức thì chỉ cẩn khấn đoạn ngắn sau trước khi phóng sinh.
“Chúng con đã tạo bao ác nghiệp
Đều vị ba độc tham, sân, si
Từ thân, miệng, ý phát sinh ra
Tất cả nay cầu xin sám hối”.
Sau khi niệm như vậy ba lần, rồi lại vì chúng sinh mà niệm ba lần bài Quy y Tam Bảo.
“Con xin quay về nương tựa Phật
Con xin quay về nương tựa Pháp
Con xin quay về nương tựa Tăng
Quay về nương tựa Phật, con không đọa vào Địa ngục
Quay về nương tựa Pháp, con không đọa vào Ngạ quỷ
Quay về nương tựa Tăng, con không đọa vào Súc sinh
Chúng con đã về nương tựa Phật
Chúng con đã về nương tựa Pháp
Chúng con đã về nương tựa Tăng”.
Thứ Chín
Phóng sinh chính là hình thức trao trả động vật lại về với thiên nhiên. Chữ phóng ở đây tức là thả, nhưng thực ra khi ta phóng sinh chim cá cũng giống như ta đang hỉ xả buông bỏ hết những sân si muộn phiền trong con người ta vậy. Vậy nên, phóng sinh để cứu vật, cũng chính là ta đang phóng sinh để cứu ta. Để nuôi mầm thiện để triệt mầm ác. Cho trọn đời an yên!
Ý Nghĩa Của Việc Phóng Sinh – Những Điều Cần Lưu Ý Khi Phóng Sinh
Để việc phóng sinh mang lại kết quả tốt nhất thì chúng ta phải biết được việc phóng sinh có ý nghĩa như thế nào. Phóng sinh vừa cứu vật thoát khỏi ngưỡng cửa của sinh tử, cũng là cứu ta tích được phúc đức.
Phóng sinh là một việc làm thể hiện lòng từ bi, mục đích phóng sinh là để đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh trước khi phóng sinh. Phóng sinh giúp cho chúng sinh được tự do, thoát khỏi ngưỡng cửa của sinh tử, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách.
Từ nhiều kiếp người, chúng ta đã sát sinh tạo ra nhiều nghiệp nặng. Do đó, việc phóng sinh cứu thả các sinh mạng sẽ mang lại phúc đức to lớn. Người phóng sinh sẽ được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn. Nhưng hãy nhớ rằng, khi phóng sinh, chúng ta cần thành tâm cầu cho chúng được thoát nạn.
Từ bài viết trên đây về những điều cần lưu ý khi phóng sinh, chắc hẵn đã giúp bạn hiểu được một phần về việc phóng sinh, cái nào nên làm cái nào không và ý nghĩa của nó phải không nào. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Nguồn: Thiên An
Xem thêm: