Ở đời thường là có nhiều chuyện sai trái, chuyện hiểu lầm vốn có mà mấy ai hiểu. Giống như chuyện hiểu lầm thường thức về tâm linh có một số điều mà nhiều người vẫn chưa hiểu hết về ý nghĩa của nó. Bài viết này nói về một số hiểu lầm thường thức về tâm linh để bạn có cái nhìn rõ hơn về thường thức về tâm linh.
>> > Xem Thêm:
- Hướng Dẫn Cúng Ông Công, Ông Táo Cơ Bản Ai Cũng Nên Biết
- Tất Tần Tật Những Điều Kiêng Kị Trong Ngày Tết Để Tránh Xui Xẻo Dịp Đầu Năm Mới
- Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm Đầy Đủ Nhất
Mục lục
1. Ăn Chay – Hiểu Lầm Thường Thức Về Tâm Linh

Bạn nên biết ăn chay không phải là tu mà ăn chay là để cho thân thanh tịnh. Khi ăn chay để đỡ dầu mỡ, nhẹ bụng, dễ tiêu hoá. Chữ tu có nghĩa là sự dưỡng của tâm tính, là sự tĩnh của linh hồn. Nên người có tu tập thì thường ăn chay vì thân nhẹ thì hồn mới dễ ngộ, thân dầu mỡ thì hồn cũng khó ngộ hơn. Nhưng người ăn chay chưa chắc đã là người có tu tập. Ăn chay có hạn chế sát sinh – không sai – nhưng cỏ cây rau củ quả cơ bản cũng là sinh linh hệ thực vật. Vậy nên lấy việc ăn chay ra làm thước đo của sự tu tập là không đúng.
2. Thiện Nguyện Phương Xa – Hiểu Lầm Thường Thức Về Tâm Linh
Nhiều người thích làm thiện nguyện hay đi đông đi tây, hay trèo đèo lội suối. Mà quên mất thiện trước hết không phải ở phương xa. Mà là ở nhà mình, chính nơi mình sinh sống. Nhất tu tốt nhất vốn là ở tại gia. Chữ hiếu không tròn, mẹ cha không kính, thiện nguyện vô nghĩa. Lại nói nhiều người thích thiện ở nơi xa nhưng khó ở với hàng xóm, đố kị với người xung quanh. Nức tiếng phương xa mà hung danh nơi gần. Thiện như thế là bỏ gốc mà lấy ngọn vậy.
>> > Note Ngay: Cách Chưng Hoa Bàn Thờ Ngày Tết Rước Tài Lộc Ai Cũng Nên Biết
3. Hành Thiện Phô Trương – Hiểu Lầm Thường Thức Về Tâm Linh
Hành thiện tốt nhất chính là hành thiện ẩn danh, im im mà làm, lẳng lặng mà thực hiện. Đây được gọi là bố thí ba la mật. Hành thiện với cái tâm mong được hồi báo, hay mong danh tiếng gần xa cũng không sai. Mục đích là gì cũng được, miễn là việc thiện thì nó là thiện. Nhưng phúc phần hồi báo sẽ có sự khác biệt rõ ràng.
Người làm thiện mà không cầu danh, không cầu phúc thì tự nhân quả vận hành sẽ mang đến sự hồi báo to tát lớn mạnh. Phúc này mang tới bình an, tiêu tan đi nghiệp chướng, giảm thiểu đi hoạn nạn. Họ thiện cho tâm họ vui, thiện cho hồn họ hoan hỉ, thiện cho sự đồng cảm sự rung động của con tim. Thiện như thế là chân thiện

Người làm thiện mà cầu danh, làm 1 mà khoe 10. Tranh thủ PR cho tên tuổi công ty hay của mình để bán buôn. Thì phúc báo sẽ có ngay lập tức. Chính là tên tuổi của họ nổi trội hẳn lên, được nhiều người biết tới. Nhưng rồi chỉ vậy, không có hậu phúc dài lâu, không có tiêu tan nạn chướng vì cái phúc đã hưởng luôn ngay lúc đó rồi. Thiện như thế tạm gọi là phàm thiện.
4. Lễ Để Xin – Hiểu Lầm Thường Thức Về Tâm Linh
Đi lễ để xin vốn không sai. Ta là người phàm, đi lễ mà không xin mới là lạ. Ta được quyền xin, được phép kêu cầu, được phép gửi gắm niềm tin tín ngưỡng vào các bậc thần minh vô hình. Để tâm linh có 1 điểm tựa mà phấn đấu dài lâu cho điều mình mong muốn. Lễ để xin vốn không sai, sai là ở chỗ xin xong rồi để đấy, nghĩ là thần minh ban hết, khỏi cần nỗ lực hăng say.
Người lễ xin tài lộc mà không làm không chăm thì tiền cũng không trên trời rơi xuống. Người lễ xin sức khoẻ mà không rèn không luyện, tối bar sàn đêm bay lắc, ngày rượu chè thuốc lạc bê tha thì sức khoẻ cũng không tự nhiên mà có. Người lễ xin kết quả thi tốt mà không học tập, lười biếng. Người lễ xin tình duyên thuận lợi mà không chung thuỷ. Người lễ xin người thương sớm tới mà không chịu mở lòng giao du. Thì cầu thế chứ cầu nữa, ứng linh cũng chẳng về đâu các bạn ạ.
Người sống là phần dương. Tâm linh là phần âm. Âm tròn dương trọn thì vẹn đủ mười phân. Muốn điều gì thì nỗ lực vì điều đấy, cầu thứ gì thì chăm chỉ vì thứ đấy. Sau đó thêm vào sự may mắn trời ban thì thành quả sẽ sớm về, trái ngọt sẽ vào tay, hoa thơm sẽ nở rộ. Cho trọn vẹn những gì mỏi mong, cầu nguyện nhé!
5. Khẩu Nghiệp – Hiểu Lầm Thường Thức Về Tâm Linh
Trong các loại nghiệp khẩu nghiệp là điều dễ phạm phải nhất. Nhưng có lẽ vì tác hại nó mang tới hơi vô hình mà nhỏ bé. Nên dù biết người ta vẫn mặc kệ, tận hưởng cái sự thích thú do khẩu nghiệp mang tới nhiều hơn. Dĩ nhiên nói xấu đứa mình ghét cùng với người mình thân, cảm giác đấy thường khó ai cưỡng lại được.
Tuy nhiên cần phải phân biệt, nói xấu mà người ta xấu thật thì là lời thẳng thì khó nghe. Còn người ta không có lỗi lầm gì mà đặt điều mà bôi vẽ, mà thêm thắt kiểu ông anh chơi thân với con chị tao kể thì đấy là tạo nghiệp. Nên trừ khi bắt tận tay, day tận mắt còn đâu thì không nên thêm thắt gì mà nói cho sướng mồm.

Hậu Qủa Khẩu Nghiệp
Hậu quả của khẩu nghiệp nó là vô hình ,nhưng nó là có thật. Bớt phần nào thì hay phần đấy. Làm người, không nói được lời hay thì ít nhất hãy cố đừng ác khẩu. Làm người, không làm được điều tốt thì ít nhất hãy cứ đừng hại ai. Khẩu nghiệp là sự kết hợp của chữ tham và chữ sân trong con người.
Chửi người thì vui
Đặt điều thì thú
Nhưng ngẫm lại thì có chửi thế chứ chửi nữa, thì kẻ ta ghét cũng chẳng khổ hơn. Có mắng thế chứ mắng nữa, thì cuộc sống bản thân mình cũng chẳng dễ dàng hơn. Vậy nên giữ lấy vài điều đáng trân quý, bỏ đi vài người đáng lãng quên. Cho đầu nhẹ nhõm, cho tâm an tịnh, rồi nhìn đời sẽ thấy mọi thứ nhẹ nhàng an lạc hơn.
>> > Click Ngay: Loại Hạt Nên Ăn Ngày Tết Tốt Cho Sức Khỏe Ai Cũng Phải Biết
6. Đôi Việc Về Đi Lễ – Hiểu Lầm Thường Thức Về Tâm Linh
Lễ phải thật to, mâm phải thật cao, cỗ phải thật đầy thì xin mới dễ ứng. Rồi thỉnh thoảng Phật Thánh đòi gia chủ khoá lễ, không làm là có hạn. Làm thì sống mới thuận lợi hơn.
Phật Thánh là bậc bề trên, ban còn chả hết, cần gì phải xin người phàm. Cái các Ngài cần là sự tín tâm đúng mức, là cách sống đúng mực, là sự giác ngộ và thay đổi trong tâm tính của chúng sinh.
Một Ví Dụ Thực Tế
Bây giờ là ví dụ, ta là người lớn, trẻ nhỏ có viên bi ve rất quý, nó đưa cho ta vì nó muốn được ta bảo vệ che chở. Ta có thích không ? Dĩ nhiên ta sẽ vẫn che chở cho đứa trẻ, nhưng vì ta yêu quý nó chứ không phải vì viên bi ve. Viên bi ý cầm về chắc chỉ vứt xó, chẳng quan tâm.

So ra thì chúng ta cũng chỉ như đứa trẻ. Phật Thánh thì là bậc bề trên. Tiền với người phàm rất quý, mâm cao cỗ đầy với người phàm rất long trọng. Ta dâng cái sự quý giá đó lên để mưu cầu bình an hay tài lộc gì đó. Nhưng cái sự quý đấy của ta trong mắt các Ngài chẳng khác gì hạt bụi, tương tự như viên bi ve, vứt xó chẳng quan tâm.
Nên lễ làm sao với cái tâm thành kính, sống làm sao với cái đức vẹn đầy. Khi đấy dù chỉ thắp 1 nén tâm hương, khấn một lời chân thật, cũng đủ rúng động thần minh, cũng đủ ứng linh quỷ thần. Làm người, chỉ cần có tín ngưỡng, biết học cách chắp tay, biết cúi đầu cẩn cáo, thì mọi thứ rồi sẽ sớm ổn thôi.
Bài này là đôi lời về những hiểu lầm thường thức về tâm linh mà bấy lâu nay đôi khi bạn có những cái nhìn sai về nó. Ohay.vn hi vọng bạn đã có nhìn khác hơn về những việc tâm linh, đôi thiện chỉ cần từ tâm và hành động thầm lặng mà thôi.
Nguồn: Thiên An
>> > Xem Thêm:
Discussion about this post