Mật độ dân số nước Việt Nam ngày càng tăng, theo nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Những hộ gia đình sống trên những mảnh đất mà bề ngang cực ít ỏi. Nhiều ngôi nhà chiều ngang hẹp nên gia chủ ưa chuộng thiết kế phòng khách liên thông bếp hơn. Đó chính là giải pháp quan trọng để tối ưu hóa không gian nhưng vẫn đảm bảo nét thẩm mỹ của ngôi nhà. Hãy cùng Ohay khám phá ngay Top 3 mẫu trang trí phòng khách liền bếp dưới đây nhé !
1. Đặc Điểm Của Thiết Kế Phòng Khách Liền Bếp – Tìm Hiểu Về Kiểu Trang Trí Phòng Khách Liền Bếp
Phòng khách liền bếp là kiểu thiết kế đặc trưng chạy dọc theo phần chiều dài của ngôi nhà. Kiểu cách trang trí phòng khách liền bếp tạo nhiều điểm nhấn cho những việc bài trí nội thất. Vừa làm tăng chiều sâu cho ngôi nhà, lại vừa làm không gian sống thêm phần hiện đại.
Phòng khách liền bếp đa phần được thiết kế theo không gian mở. Không gian bếp và phòng khách liền kề giúp cho việc trang trí nội thất trở nên dễ dàng hơn. Cần có giải pháp tối ưu ngăn cách không gian sử dụng một cách khoa học, thì việc sử dụng hai không gian này làm giảm tối ưu chi phí cho gia chủ. Không những làm phần không gian nhà bớt chật chội mà còn thuận tiện hơn trong việc di chuyển.
Ngày nay, trang trí phòng khách liền bếp đã trở thành xu hướng chung của rất nhiều nhà đô thị. Được nhiều hộ gia đình lựa chọn làm thiết kế cho chính ngôi nhà của mình.
2. Phân Chia Phòng Khách Và Phòng Bếp Liên Thông Như Thế Nào ? – Cách Trang Trí Phòng Khách Liền Bếp Hài Hòa
Sử dụng vách ngăn
Không chỉ với phòng khách và phòng bếp liên thông, mà bất kỳ không gian nào cũng cần sự phân chia. Đơn giản để đảm bảo tính thống nhất nhưng vẫn có sự riêng tư cho mỗi không gian khi sử dụng. Đối với trang trí phòng khách liền bếp, thì yêu cầu này đòi hỏi cao hơn rất nhiều.
Với trường hợp này thì vách ngăn luôn là sự lựa chọn hoàn hảo. Kiểu mẫu vách ngăn được sử dụng là kiểu có họa tiết trang trí. Đem đến điểm nhấn cũng như tính thẩm mỹ cao, tinh tế vừa cho không gian phòng khách và bếp.
Thiết kế quầy bar – Trang trí phòng khách liền bếp không gian mở
Với không gian diện tích nhỏ hẹp, việc thiết kế phòng khách liên thông bếp cần đảm bảo tối đa sự đơn giản. Những gam màu sắc nhẹ nhàng, tránh sử dụng màu quá nổi bật khiến không gian thêm chật chội. Đối với dòng thiết kế không gian mở, sử dụng quầy bar là thiết kế thường thấy nhất hiện nay. Quầy bar vừa có tính thực tế, lại vừa có thể làm kệ để đồ, trang trí. Thiết kế này đảm bảo sự riêng tư giữa hai không gian, được khá nhiều gia chủ ưa chuộng. Một góc nhỏ quầy bar trưng bày những ly thủy tinh đẹp mắt, nhâm nhi chút rượu vang ngọt ngào.
Bố trí cầu thang thông tầng
Nhiều hộ gia đình đòi hỏi cao hơn rằng có sự luân chuyển giữa phòng khách và phòng bếp. Việc sử dụng cầu thang thông tầng trong trang trí phòng khách liền bếp được coi là tối ưu. Từng hệ thống bậc thang cùng tay vịn thiết kế hiện đại và độc đáo. Tạo nên không gian sống đầy năng lượng, mạnh mẽ và hài hòa vốn là nhược điểm của các nhà đô thị. Thiết kế cầu thang thông tầng tận dụng tối đa diện tích và không gian, không gian liên kết đa chiều. Ngôi nhà không những thêm phần thông thoáng mà còn hiện đại nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi.
3. Những Mẫu Thiết Kế Phòng Khách Liền Bếp Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay – Trang Trí Phòng Khách Liền Bếp Tạo Điểm Nhấn
Trang trí phòng khách liền bếp này được ngăn cách bằng quầy bar hiện đại. Cho không gian sống của bạn nói chung hay khu vực sinh hoạt thêm phần hứng thú. Thiết kế bar khơi gợi không gian sinh hoạt hiện đại, thích hợp với những gia đình xu hướng trẻ. Bộ bàn ghế sofa màu vàng, kết hợp với bàn gỗ thấp tạo điểm nhấn riêng. Đem đến cảm quan tích cực và đầy cuốn hút cho không gian.
Mẫu trang trí phòng khách liền bếp này sẽ thu hút ánh nhìn với cảm giác ấm áp và tươi mới. Bộ sofa nhỏ, chiếc bàn trà nhỏ với tủ tường tivi trên tường nhà mở rộng không gian ngôi nhà hơn. Không gian bếp được thiết kế cao hơn so với mặt sàn phòng khách. Thông thoáng với cửa kính thông ra sân sau nhận được nhiều ánh sáng và gió mát.
Thêm một sự lựa chọn mới cho bạn trong việc lựa chọn thiết kế cho phòng khách và bếp liên thông. Với thiết kế cầu thang lớn, nhiều bậc thang liên tiếp. Kích thước chiều dài lớn, thiết kế chạy áp tường tạo chiều sâu hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn. Chiếc ghế mây màu vàng chanh – điểm nhấn trong tone màu pastel chủ đạo. Thiết kế hệ thống bàn ăn sáng màu với nền nhà màu be. Đem đến những không gian tươi mới cho căn nhà, xua tan đi sự chật hẹp và bí bách.
4. Những Lưu Ý Khi Thiết Kế Phòng Khách Liền Nhà Bếp – Trang Trí Phòng Khách Liền Bếp Đơn Giản Và Tinh Tế
Lựa chọn màu sắc cho không gian phòng khách liền bếp
Điều cần gia chủ chú tâm tiếp theo trong việc trang trí phòng khách liền bếp chính là lựa chọn màu sắc. Dù có hay không có vách ngăn thì yếu tố then chốt trong việc lựa chọn màu là phải đồng bộ màu sắc. Việc này khiến không gian sống của chúng ta trông hài hòa và tràn đầy sức sống hơn. Nếu bạn lựa chọn 2 tone màu khác nhau cho không gian phòng khách và bếp, vô tình chúng sẽ thu nhỏ không gian nhà bạn lại.
Khi nhắc đến nhà bếp, bạn không thể bỏ qua những gam màu như trắng, xám, xanh, xanh lá cây. Mỗi màu sắc tạo nên sự khác biệt riêng, mô hình chung vẫn làm cho không gian thêm ấm áp và thân thiện.
Xu hướng chung của trang trí phòng bếp và khách thông nhau cho nhà đô thị chủ đạo với tone màu trắng. Thật sự thì đây chính là gam màu kích thích năng lượng tuyệt vời cho ngày mới. Một sắc trắng tươi mới, trong lành sẽ đánh thức bạn mỗi khi bạn bước vào.
Trang trí nội thất cho phòng khách liên thông nhà bếp
Trang trí phòng khách liền bếp vô tình sẽ bị mất thẩm mỹ nếu khác biệt nhau về kiểu dáng, bố trí thiết bị nội thất. Muốn không gian phòng khách và bếp không bị chia vụn, thì nên có sự đồng bộ trong nội thất 2 không gian này. Sự đồng bộ này nhìn chung khiến cho không gian sống trở nên khoa học và hoàn hảo hơn.
Gợi ý lựa chọn nội thất cho việc trang trí phòng khách liền bếp
Bàn trà: Gia chủ nên chọn mẫu bàn trà được thiết kế theo hình khối ấn tượng. Đi cùng bàn trà nên là chiếc sofa đơn, thoải mái với thiết kế độc đáo tạo điểm nhấn.
Đèn trần: Hãy lựa chọn thiết kế đơn giản hợp tone với những đồ nội thất khác. Tránh việc sử dụng những mẫu đèn cầu kỳ hay quá cá tính.
Vách ngăn: Có thể sử dụng vách bằng dọc gỗ hay kính đơn giản.
Tạo hệ thống hỗ trợ thoáng khí cho phòng khách và bếp thông nhau – Kiểu trang trí phòng khách liền bếp của nhà đô thị
Lựa chọn tốt nhất cho hệ thống thoáng khí khi thiết kế phòng khách bếp liền kề chính là cây xanh. Các loại cây mang năng lượng vào nhà như trúc phú quý, cây phát tài. Không gian liên thông nhà bạn sẽ trở nên thoáng mát hơn nhờ hệ thống lọc khí tự nhiên này.
Nên sắp xếp cây phù hợp với các vật dụng, nội thất khác trong ngôi nhà một cách tối giản nhất. Tránh việc bố trí cây xanh cạnh nơi quá nhiều đồ đạc, vừa bị rối mắt mà cây xanh cũng không phát huy tác dụng.
Sử dụng đèn chiếu sáng cho phòng khách nối liền bếp
Khác hoàn toàn so với việc lựa chọn màu sắc hay thiết kế nội thất. Đèn chiếu sáng sử dụng cho việc trang trí phòng khách liên thông bếp cần những ánh đèn khác nhau. Nhờ vậy, có thể dễ dàng xác định chức năng riêng của phòng khách và phòng bếp.
- Ở nơi linh hồn của căn nhà – phòng khách – có thể trao hệ thống đèn chùm đẹp mắt. Nhưng vẫn phải nhìn vào tổng thể ngôi nhà, là kiến trúc cổ điển hay nhà phố hiện đại.
- Tại khu vực ăn uống, gia chủ chỉ cần lắp đặt những ngọn đèn nhỏ, đủ để chiếu sáng cho bàn ăn. Bởi vì khu vực này có thể tận dụng nguồn sáng từ những không gian lận cận.
- Với khu nấu nướng, chỉ cần sử dụng nguồn sáng đơn giản. Mục đích để ánh sáng có thể tập trung trên bếp nấu và khu vực trần nhà.
Trên đây là Top 3 mẫu trang trí phòng khách liền bếp mà Ohay muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng bạn sẽ lựa chọn được thiết kế phù hợp, để bày trí được cho ngôi nhà của mình theo phong cách cá tính riêng của bạn.