Khi một công ty đang trong tình trạng khó khăn về kinh tế, các quy trình sản xuất bị chậm lại và không có hướng giải quyết thì buộc phải tạm ngừng kinh doanh, tệ nhất là giải thể. Tuy nhiên, để thủ tục giải thể có thể diễn ra suôn sẻ thì rất ít doanh nghiệp hiểu rõ các điều kiện này. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết điều kiện và thủ tục giải thể công ty cổ phần.
Những trường hợp công ty cổ phần bị giải thể
Căn cứ Điều 207 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định cụ thể các trường hợp và thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:
- Hết thời gian thành lập đã ghi tại Điều lệ công ty mà không có văn bản gia hạn.
- Theo bản án, quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp với doanh nghiệp tư nhân; của Hội đồng thành viên với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Công ty không có đầy đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời gian 06 tháng liên tiếp mà không thực hiện việc thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
- Bị tịch thu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
- Doanh nghiệp chỉ được giải thể nếu đã trả xong các khoản công nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không thuộc giai đoạn khởi kiện tranh chấp ra Tòa hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm D khoản 1 Điều trên phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản công nợ của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ về tài sản của công ty cổ phần khi giải thể
- Công ty cổ phần chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán toàn bộ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Trong trường hợp công ty cổ phần không thông qua quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
- Trường hợp công ty cổ phần giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người quản lý có liên quan đối với doanh nghiệp sẽ liên đới chịu trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Đối với công ty cổ phần có thêm đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) trước khi thực hiện thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động đối với đơn vị chi nhánh trên.
Thủ tục và trình tự giải thể công ty cổ phần
Thủ tục và trình tự được thực hiện theo Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể:
Việc giải thể doanh nghiệp đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
Nghị quyết và quyết định giải thể doanh nghiệp phải gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính.
- Lý do giải thể doanh nghiệp.
- Thủ tục và thời gian thanh lý hợp đồng. Thời gian thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Phương án thực hiện những nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng lao động trong doanh nghiệp.
- Chữ ký, họ và tên của chủ doanh nghiệp tư nhân hay chủ sở hữu công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị phải tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp. Ngoại trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định lập tổ chức thanh lý riêng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thành lập nghị quyết, quyết định giải thể kèm biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo hiểm xã hội, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, được niêm yết rộng rãi tại chi nhánh, văn phòng đại diện và trụ sở chính của doanh nghiệp.
Thời hạn thanh toán giải quyết nợ
Trường hợp doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ tài chính cần thanh toán phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể cùng phương án giải quyết nợ đến các cơ quan tổ chức, chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ. Khoản nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán món nợ phát sinh. Thủ tục và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Cơ quan đăng ký kinh doanh phải công khai tình trạng doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục giải thể trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi nhận được nghị quyết và quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng nghị quyết, quyết định giải thể kèm phương án giải quyết nợ (nếu có).
Các khoản nợ sẽ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Các lợi ích chính đáng của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký.
- Nợ khác.
- Các khoản nợ liên đới.
Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp cùng các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, nhóm thành viên, các cổ đông trong công ty. Hoặc chủ sở hữu công ty chia theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc. Kể từ ngày thanh toán toàn bộ các khoản nợ của doanh nghiệp.
Những thành phần có trong hồ sơ giải thể công ty cổ phần
- Thông báo hoàn tất việc giải thể của doanh nghiệp (Mẫu II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).
- Báo cáo quyết toán của doanh nghiệp về các nghĩa vụ và số nợ đã thanh toán. Gồm cả hoàn trả toàn bộ số khoản nợ nộp bảo hiểm xã hội và thanh toán chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội. Hợp đồng lao động sau khi thực hiện giải thể doanh nghiệp (nếu có).
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông nếu công ty cổ phần quyết định tự giải thể doanh nghiệp.
- Con dấu và giấy chứng nhận sử dụng dấu (nếu có). Hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu trong.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư. Hoặc bản sao giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài bản sao giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp cần nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy xác nhận thay đổi. Update hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mẫu tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
- Giấy uỷ quyền để thực hiện giao dịch của Công ty Luật Việt An biên soạn.
Dịch vụ tư vấn giải thể công ty cổ phần của Hãng Luật Quốc Tế Thành Công
- Luật Thành Công tự hào là đơn vị cung Dịch vụ tư vấn giải thể công ty cổ phần uy tín tại TP. Hồ Chí Minh. Công ty có nhiều kinh nghiệm hoạt động và đã tư vấn pháp lý thành công các cho doanh nghiệp hơn thập kỷ vừa qua.
- Luật Thành Công am hiểu quy định của pháp luật. Công ty luôn quan tâm và thấu hiểu từng vấn đề của khách hàng. Chất lượng dịch vụ ngày càng được hoàn thiện theo từng thời kỳ. Cùng với đó là việc gia tăng bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên về kỹ năng, thái độ và tác phong phục vụ với các khách hàng. Luật Thành Công đảm bảo là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý nói chung và dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp giá rẻ, uy tín trên thị trường hiện nay.
CÔNG TY HÃNG LUẬT QUỐC TẾ THÀNH CÔNG
- Luật sư tư vấn: Chủ tịch HĐTV Hồ Đặng Lâu – Ths. Lê Bá Thành
- Website: Luatthanhcong.com
- Trụ sở: Tầng Trệt Số 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh 1: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, X. Đông Thạnh, H. Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh 2: Số 1429 Vĩnh Lộc, X. Vĩnh Lộc B, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0963 766 477 – 0931 060 668
- Email: congtyluatthanhcong@gmail.com