Công ty TNHH là một trong những loại hình công ty khá phổ biến hiện nay. Vì vậy, dịch vụ làm giấy phép kinh doanh cũng được nhiều bạn lựa chọn. Và hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH đầy đủ, đảm bảo yêu cầu pháp lý sẽ gồm những bước dưới đây.
1. Công ty TNHH là gì?
Công ty TNHH là hình thức doanh nghiệp phổ biến ở nước ta. Gồm 2 loại hình là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Người được phép góp vốn vào công ty TNHH có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân. Các cá nhân, tổ chức góp một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty được gọi là thành viên góp vốn.
Công ty TNHH có một số đặc điểm nổi bật như:
- Có tư cách pháp nhân.
- Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn. Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty;
- Có thể huy động vốn bằng tăng phần vốn góp của thành viên hiện có hoặc nhận vốn góp của thành viên mới.
2. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH
Để có thể thành lập, được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH thì đại diện doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết dưới đây.
2.1 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH
Hồ sơ thành lập công ty TNHH gồm các giấy tờ cần thiết như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH.
- Bản điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên (nếu bạn đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
- Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu hợp lệ của các cá nhân góp vốn và người đại diện pháp luật của công ty. Trong trường hợp thành viên của công ty TNHH là tổ chức cần bổ sung các giấy tờ như sau:
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện pháp luật của tổ chức.
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có chức năng tương đương.
- Văn bản cử người đại diện ủy quyền cũng. Như bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ của người đại diện theo ủy quyền đó.
- Trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Cần bổ sung giấy ủy quyền.
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ và còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
2.2 Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đại diện doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ bằng 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Cách 2: Nộp hồ sơ online trên website https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số.
2.3 Bước 3: Chờ nhận kết quả
Sau khi Sở KH&ĐT tiếp nhận hồ sơ, doanh nghiệp chờ kết quả từ 5 tới 7 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ. Sở KH&ĐT sẽ gửi văn bản thông báo, hướng dẫn điều chỉnh, sửa đổi. Hoặc bổ sung để tiến hành nộp lại.
Lưu ý, trường hợp nộp hồ sơ qua mạng. Bạn cần nộp thêm hồ sơ bản gốc và lệ phí tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
Hiện nay, để tiết kiệm thời gian. Các doanh nghiệp có thể cân nhắc chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh. Hoặc hỗ trợ làm thủ tục thành lập doanh nghiệp uy tín.
> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh.
3. Điều kiện thành lập công ty TNHH
Để có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây.
- Tên công ty: Phải bao gồm 2 thành tố là Công ty trách nhiệm hữu hạn/TNHH và Tên riêng. Tên công ty cũng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty, doanh nghiệp đã đăng ký từ trước.
- Trụ sở công ty TNHH: Phải là địa điểm cụ thể, chính xác. Đây là nơi đặt văn phòng giao dịch và phải treo bảng hiệu. Bên cạnh đó phải đáp ứng các quy định tại Điều 6 Luật Nhà ở 2014.
- Vốn điều lệ: Thực tế, không có điều luật nào bắt buộc phía công ty, doanh nghiệp chứng minh con số cụ thể. Tuy nhiên, xét theo yếu tố pháp lý. Con số này sẽ được dùng làm căn cứ để cam kết nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ sau này. Vậy nên, doanh nghiệp cần cân nhắc để đăng ký số vốn phù hợp.
- Ngành nghề kinh doanh: Cần đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần đáp ứng đủ các yêu cầu của ngành. Đồng thời đảm bảo duy trì đủ các điều kiện đó trong suốt thời gian hoạt động.
- Người đại diện pháp luật: Cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản theo quy định của pháp luật. Không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
Hy vọng những chia sẻ trên đây về điều kiện, hồ sơ và dịch vụ làm giấy phép kinh doanh ở bài viết trên sẽ phù hợp và có ích đối với bạn!